Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Chương Mỹ chủ động phòng, chống thiên tai bằng phương án 4 tại chỗ

Kinhtedothi - Chiều 19/4, UBND huyện Chương Mỹ đã tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Tống Văn Thái, năm 2023, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn đã triển khai, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống thiên tai từ tháng 4, tập trung vào kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình đê điều, cầu cống, trạm bơm tiêu, hồ đập, các kênh tiêu. Đảng ủy, UBND xã thành lập các tổ phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, sơ tán dân, bảo vệ đê điều, hồ đập, phục hồi sản xuất, chống lũ rừng ngang, lũ ống, lũ quét... Huyện đã tổ chức 4 lớp tập huấn kiến thức cho đội ngũ xung kích phòng, chống thiên tai các xã, thị trấn với tổng số lượt người tham gia là 585 người. Chuẩn bị sẵn sàng các loại dụng cụ, vật tư trang thiết bị đã tập kết sẵn trong kho của Ban chỉ huy quân sự huyện (xuồng máy ST 450 (6 chiếc), máy đẩy Yamaha 25 HP (02 chiếc)…

Toàn bộ 32/32 xã, thị trấn xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cấp xã trên địa bàn với tổng số người tham gia là 4.792 người. Chỉ đạo UBND xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân chủ động dự trữ cây con, giống, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, khôi phục sản xuất khi có sự cố thiên tai, mưa bão, ngập úng xảy ra trên địa bàn. 

Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Tống Văn Thái phát biểu tại hội nghị, chiều 19/4.

Tuy nhiên, một số địa phương xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn sơ sài, chưa thực hiện tốt công tác chuẩn bị “4 tại chỗ” nhất là vật tư, phương tiện phục vụ phòng, chống thiên tai. Nguyên nhân là do huyện Chương Mỹ có địa hình phức tạp, các công trình phòng, chống thiên tai còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, quy hoạch chưa đồng bộ hoàn chỉnh. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai ở một số xã, thị trấn chưa chưa sâu sát, còn chủ quan, thiếu chủ động. 

Chiến sỹ Trường sỹ quan Đặc Công giúp nhân dân xã Nam Phương Tiến chống lũ rừng ngang (ảnh tư liệu).

Ông Tống Văn Thái cho biết, năm 2004, huyện sẽ tập trung huy động tổng hợp nguồn lực để chủ động tiêu úng cho trên 9.000ha lúa mùa và trên 1.150ha hoa màu; làm tốt công tác phòng, chống bão, úng để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra. Khi có tình huống mưa, lũ rừng ngang (lũ ống, lũ dồn, lũ quét) từ Hoà Bình đổ về, phải chủ động sơ tán triệt để, các vùng thấp đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản. Kịp thời ổn định sản xuất và đời sống, khắc phục nhanh hậu quả sau khi nước rút. Bảo vệ an toàn hệ thống đê, hồ, đập, nhất là đê tả Bùi, đê Tích. Chủ động và có phương án bảo vệ an toàn 3 hồ là Đồng Sương, Văn Sơn và Miễu, sửa chữa, cải tạo các vị trí đê, kè bị hư hỏng do mưa lũ gây ra. Khi có bão, gió lốc, hạn hán, động đất, sạt lở đất xảy ra, phải chủ động đối phó và khắc phục hậu quả kịp thời. Thực hiện có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ.

Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ (một trong những địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang) Lê Hoài Thi cho biết, để đảm bảo công tác phòng chóng thiên tai, xã đã chuẩn bị lực lượng xung kích gồm 200 người, mua 10 ngàn bao tải, 2000 khối đất đá, 500 cọc tre, 5 xe cơ giới để đối phó; có phương án sơ tán người dân khi lũ rừng ngang đổ về.

Những con đường dân sinh ở vùng Tả Bùi được chính quyền xã Nam Phương Tiến kiến nghị nâng cấp...

Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến Nguyễn Văn Thắng thông tin, địa hình xã được chia thành 2 khu vùng, vùng ven sông Bùi (thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang) và vùng đồi núi (hơn 500 ha rừng). Do đó xã phải xây dựng cả phương án chống lũ và chống hạn, phòng chống cháy rừng! Vì vậy Nam Phương Tiến rất cần khắc phục những đoạn đê xuống cấp, xem xét lại cao trình đê sông Bùi II, xây dựng các tuyến đường thoát lũ để nhân dân đi lại khi lũ rừng ngang đổ về…, do đó, đề nghị các đơn vị thi công các công trình tiêu thoát lũ đẩy nhanh tiến độ…

Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hoàng Anh Châu trao khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng  chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2023.

Ghi nhận thành tích của tập thể, cá nhân trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, UBND huyện Chương Mỹ đã khen thưởng 6 tập thể và 9 cá nhân.

Xử lý nam thanh niên đầu trần đi xe máy "diễn xiếc" ở Chương Mỹ

Xử lý nam thanh niên đầu trần đi xe máy "diễn xiếc" ở Chương Mỹ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ