Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Phúc Thọ: Hiện thực hoá mục tiêu “vành đai xanh”

Kinhtedothi - 15 năm sau khi hợp nhất về với Thủ đô, huyện Phúc Thọ kiên định với định hướng mục tiêu quy hoạch, phát triển thành “vành đai xanh” của TP Hà Nội trên cơ sở đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Nông nghiệp chuyển mình mạnh mẽ

Hơn một năm trước, ông Nguyễn Văn Mỡ (xã Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ) quyết định chuyển đổi những diện tích sản xuất hoa ven sông Đáy sang trồng nho hạ đen.

Hệ thống nhà màng, nhà lưới đã được đầu tư để trồng hoa từ trước đó. Quy trình trồng nho hạ đen tuân thủ các quy định theo tiêu chuẩn VietGAP. Khu vườn được cấp nguồn nước tưới chủ động theo kỹ thuật tiên tiến, tiết kiệm nước. Các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng cũng được chủ động điều tiết.

Mô hình trồng nho hạ đen mang lại giá trị kinh tế cao tại huyện Phúc Thọ.

Hiện, gần 1.500m2 trồng nho hạ đen của ông Mỡ đã được Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây là sự khẳng định về tiêu chuẩn chất lượng, và cũng nhờ đó, việc tiêu thụ nho hạ đen của ông Mỡ rất thuận lợi, sản phẩm không lo đầu ra, thậm chí không có đủ để bán.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Lê Thị Kim Phương, mô hình trồng nho hạ đen ven sông Đáy của ông Nguyễn Văn Mỡ là một trong những điểm sáng của huyện trong việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sinh thái.

“Trong 15 năm qua, tranh thủ sự hỗ trợ của UBND TP, Sở NN&PTNT Hà Nội, huyện đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ. Qua đó, hình thành lên nhiều mô hình canh tác nông nghiệp ứng dụng đồng bộ khoa học - kỹ thuật và cấp mã vùng trồng cho nhiều nông sản như: chuối, hành, rau…” - bà Phương nói thêm.

Đại diện Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ cho biết thêm, hiện tại, toàn huyện Phúc Thọ có 480ha rau an toàn tập trung; 454ha hoa cây cảnh, 1.002ha cây ăn quả; 28ha diện tích ứng dụng công nghệ cao; 3.063ha lúa chất lượng cao (lúa thơm và lúa nếp); hình thành 8 chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông nghiệp.

Nhiều nông sản đã được công nhận nhãn hiệu tập thể như: bưởi Phúc Thọ, bưởi Tam Vân, chuối Vân Nam, cà dầm tương và tương nếp Tam Hiệp; thịt lợn rừng của Công ty TNHH Nguyên Hưng, thịt lợn sinh học Phúc Thọ, rau an toàn Xuân Phú…

Hướng tới nông nghiệp bền vững

Trong 15 năm qua, huyện Phúc Thọ đã chủ động xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU giai đoạn 2010 - 2015, 2016 - 2020 và Chương trình số 04-CTr/TU giai đoạn 2021 - 2025 của Thành uỷ Hà Nội.

Mới đây, nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp, từng bước chuyển dịch nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, trên cơ sở lợi thế so sánh, UBND huyện đã ban hành đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo trên địa bàn huyện Phúc Thọ”. 

 

Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 là gần 463 tỷ đồng.

Theo đề án, huyện phấn đấu năm 2025 có 1.235ha lúa chất lượng cao sản xuất tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm “Gạo Phúc Thọ”. Đồng thời phát triển được 345ha rau an toàn; tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, ưu tiên phát triển rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Đối với vùng trồng cây ăn quả, huyện sẽ có 785ha trên cơ sở phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả hiện có và hình thành, mở rộng các vùng trồng cây ăn quả chuyên canh tập trung với diện tích từ 50ha/vùng…

Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, trên cơ sở mục tiêu của Đề án, thời gian tới, huyện tiếp tục khuyến khích người dân phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất công nghệ cao và an toàn thực phẩm.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng, liên kết phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ xây dựng thí điểm cửa hàng kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của huyện…

“Trên cơ sở kết quả đã đạt được, khai thác tối đa lợi thế, Phúc Thọ đã, đang và sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hướng tới nông nghiệp bền vững, phấn đấu phát triển thành “vành đai xanh” của Thủ đô theo đúng định hướng quy hoạch của TP Hà Nội…” - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn nhấn mạnh.

Tấm gương sáng trong phong trào hiến máu nhân đạo ở huyện Phúc Thọ

Tấm gương sáng trong phong trào hiến máu nhân đạo ở huyện Phúc Thọ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ