Huyện Phúc Thọ thu hơn 500 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất
Kinhtedothi - Để tạo nguồn thu phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Phúc Thọ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng đất.
Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã chủ trì phối hợp tổ chức đấu giá thành công 14 phiên, với tổng số tiền trúng đấu giá hơn 499 tỷ đồng. Tổng số tiền trúng đấu giá đến nay đã đạt 516,193 tỷ đồng (bao gồm chuyển nguồn năm 2022 sang 17,1 tỷ đồng).
Theo kế hoạch, trong những tháng tới, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ sẽ tiếp tục tổ chức đấu giá đất ở tại các khu: Hương Nam (xã Xuân Đình), X1 Lục Xuân (xã Võng Xuyên), Gạc Chợ (xã Tam Hiệp), Trường Yên (xã Long Xuyên), Đồng Phươm (xã Thọ Lộc), X10, X1 và Khu đồng Cầu Lọc (xã Ngọc Tảo).
Đấu giá đất nông nghiệp công ích tiếp tục được huyện Phúc Thọ quan tâm, triển khai tích cực. Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện đã ban hành 35 quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền thuê đất nông nghiệp công ích, với tổng diện tích 198.285m2. Số tiền dự kiến thu được từ đấu giá đất nông nghiệp là hơn 5,5 tỷ đồng.
Hiện, UBND huyện Phúc Thọ cũng đang tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá tại 4 khu xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá tại khu Dộc Tranh (giai đoạn 2) xã Trạch Mỹ Lộc (tổng mức đầu tư gần 56,7 tỷ đồng; khu Cổng Chợ (giai đoạn 2) xã Tích Giang (tổng mức đầu tư hơn 10,5 tỷ đồng; khu đồng Cá, xã Phúc Hòa (tổng mức đầu tư hơn 70 tỷ đồng); khu Trường Yên, xã Long Xuyên (tổng mức đầu tư gần 7,5 tỷ đồng).
Huyện Phúc Thọ sắp xây dựng khu đấu giá rộng gần 10.000m2 tại xã Tam Hiệp
Kinhtedothi - Quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất khu Cổng Nội, xã Tam Hiệp, tỷ lệ 1/500 (Điểm dân cư nông thôn tại khu khu Cổng Nội, xã Tam Hiệp) vừa được huyện Phúc Thọ công bố.
Công nghiệp, thương mại, làng nghề của huyện Phúc Thọ chuyển dịch mạnh mẽ
Kinhtedothi - Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, huyện Phúc Thọ đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
Chuyện về cô giáo đam mê làm việc thiện ở huyện Phúc Thọ
Kinhtedothi-Không chỉ giảng dạy tốt, cô Phùng Thị Hồng Thuỷ, giáo viên trường THCS Thanh Đa (huyện Phúc Thọ) còn được biết đến với tấm lòng nhân ái. Hơn 10 năm qua, cô và gia đình đã hỗ trợ nhiều hộ nghèo cải thiện cuộc sống, các em có hoàn cảnh khó khăn thêm động lực vững bước đến trường.