Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Sóc Sơn: Sát cánh cùng nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Kinhtedothi - Năm 2023, phong trào thi đua nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiếp tục được Hội Nông dân các cấp huyện Sóc Sơn triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo hội viên tham gia, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.

Hỗ trợ thiết thực cho nông dân

Xác định “sản xuất - kinh doanh giỏi” là phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua, ngay từ đầu năm, các cấp Hội Nông dân huyện Sóc Sơn đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai thác hiệu quả các nguồn vốn vay.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sóc Sơn Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong năm 2023, các cấp Hội đã phối hợp với sở ngành của TP Hà Nội hỗ trợ cấp chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất VietGAP quy mô hàng trăm héc-ta cho vùng trồng lúa đặc sản tại các xã Mai Đình, Tân Hưng, Việt Long, Xuân Giang; tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật đến 16.235 lượt hội viên…

Mô hình trồng rau thuỷ canh mang lại giá trị kinh tế cao của hội viên nông dân xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn).
 

Năm 2023, các cấp Hội Nông dân huyện Sóc Sơn đã tuyên truyền, vận động 22.520 hộ đăng ký sản xuất - kinh doanh giỏi. Kết quả, có 14.741 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, bằng 65,46% so với tổng số hộ đăng ký. 

Các phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi tiếp tục được các cấp Hội Nông dân phát huy. Điển hình như Hội Nông dân xã Trung Giã tích cực khai thác đầu ra cho vùng rau an toàn 30ha tiêu chuẩn VietGAP; Hội Nông dân xã Tân Hưng, Nam Sơn vận động nhân dân dân áp dụng việc phun thuốc trừ sâu bằng thiết bị máy bay tự động… 

“Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, chứng nhận chất lượng sản phẩm, các cấp Hội Nông dân huyện Sóc Sơn còn phối hợp tổ chức hỗ trợ vốn vay, tăng cường hoạt động tín chấp vay vốn giúp nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh. Tổng dư nợ các nguồn vốn do Hội tín chấp cho hội viên, nông dân vay hiện đạt gần 250 tỷ đồng” - Chủ tịch Hôi Nông dân huyện Sóc Sơn Nguyễn Mạnh Hùng thông tin thêm.

Cùng với thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, Hội Nông dân huyện Sóc Sơn cũng tích cực vận động hội viên tương trợ, giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm qua, các cấp Hội đã giúp đỡ 51 hộ hội viên thoát nghèo; hỗ trợ 80 triệu đồng giúp 2 hộ hội viên nghèo xây dựng nhà ở; ủng hộ 71 triệu đồng cho các hộ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn…

Chú trọng hỗ trợ nông dân chuyển đổi số

Theo đánh giá của Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Sóc Sơn Nguyễn Nam Hà, trong năm qua, các cấp Hội đã bám sát chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội Nông dân TP Hà Nội. Công tác Hội tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là trong việc hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh giỏi, tăng giàu giảm nghèo bền vững.

Nhấn mạnh năm 2024, TP Hà Nội và huyện triển khai thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế trong bối cảnh nhiều khó khăn, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Nguyễn Nam Hà đề nghị công tác Hội và phong trào nông dân phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, thích ứng với xu thế.

Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Sóc Sơn Nguyễn Nam Hà và Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Hùng trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội nông dân năm 2023.

“Tổ chức Hội cần tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động, với nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả, sát với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, TP Hà Nội…” - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Nguyễn Nam Hà yêu cầu.

Thường trực Huyện uỷ Sóc Sơn cũng đề nghị các cấp Hội tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân nâng cao năng lực, trình độ sản xuất, năng lực quản lý kinh tế. Xây dựng, phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là tập trung hướng dẫn, hỗ trợ nông dân thực hiện các giải pháp về chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại.

Các cấp Hội cũng cần chủ động góp ý, đề xuất cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân. Tích cực tham gia giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nông dân ngay tại cơ sở góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự ở nông thôn.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Nguyễn Nam Hà đề nghị Hội Nông dân các cấp kịp thời biểu dương và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt, các mô hình sản xuất - kinh doanh có hiệu quả nhằm cổ vũ, động viên, tạo sức lan tỏa trong cán bộ, hội viên nông dân và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. 

 

“Cùng với tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, năm 2024, Hội Nông dân huyện Sóc Sơn cần quyết liệt triển khai 2 khâu đột phá đã được của Hội Nông dân TP Hà Nội đề ra, đó là chuyển đổi số và thúc đẩy liên kết. Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, ứng dụng khoa học kỹ thật vào sản xuất - chế biến phục vụ xuất khẩu, để đời sống hội viên không ngừng được nâng cao…” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Hùng, .

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ