Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Thường Tín nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Kinhtedothi - “Việc triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Thường Tín đạt được kết quả tích cực. Sau khi xếp hạng, các chủ thể cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm giúp tăng nguồn thu…” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản khẳng định.

Người tiêu dùng lựa chọn các loại rau được công nhận là sản phẩm OCOP tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP chợ Vồi, xã Hà Hồi  

Thay đổi nhận thức

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết, tính đến nay, trên địa bàn huyện Thường Tín có 180 sản phẩm được công nhận OCOP ở các nhóm ngành thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, trang trí, thảo dược, nông sản… Trong đó, 77 sản phẩm còn hạn (27 sản phẩm 3 sao, 50 sản phẩm 4 sao), 103 sản phẩm hết hạn (năm 2019 có 22 sản phẩm và năm 2020 có 81 sản phẩm).

Việc triển khai chương trình OCOP giúp nâng cao nhận thức cho người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như doanh nghiệp, HTX về vị trí của chương trình trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Các sản phẩm OCOP được xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng mẫu mã, bao bì, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Cùng với đó, đến nay trên địa bàn huyện Thường Tín đã xây dựng được hai điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại xã Hồng Vân và chợ Vồi, xã Hà Hồi nhằm đáp ứng tiêu chuẩn điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo quy định của TP. Đồng thời, huyện đề xuất với các sở ngành chuyên môn xây dựng thêm điểm giới thiệu sản phẩm OCOP ở xã Duyên Thái.

Để giúp các chủ thể phát triển hơn nữa, huyện đã phối hợp cùng TP và các sở ngành thực hiện hỗ trợ xây dựng quy trình sản xuất và quản lý theo tiêu chuẩn VietGAP đối với các sản phẩm trong nhóm thực phẩm. Từ đó tạo điều kiện cho các sản phẩm có cơ hội được tham gia đánh giá phân hạng cũng như nâng cấp chất lượng sản phẩm OCOP.

Huyện còn thành lập trang web quảng bá văn hóa - du lịch - làng nghề và xúc tiến thương mại các sản phẩm, đặc biệt là với sản phẩm OCOP trên địa bàn. Bên cạnh đó huyện hỗ trợ các chủ thể đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao bì, tem nhãn hàng hóa, thương hiệu sản phẩm tập thể; tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản của TP.

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai trương lễ trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thường Tín

Bên cạnh đó, huyện phối hợp với sở ngành chuyên môn tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia trưng bày, triển lãm sản phẩm đặc trưng tại hội chợ lớn. Từ đó, giúp đẩy mạnh quảng bá sản phẩm có thế mạnh, đặc trưng của huyện và giúp doanh nghiệp, làng nghề, HTX, cơ sở sản xuất tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Qua đánh giá, sau khi được công nhận, sản lượng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm OCOP nhóm thực phẩm và nhóm ngành hàng lưu niệm, nội thất, trang trí đều tăng so với trước. Nhiều sản phẩm sau khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ được khách hàng tin dùng, giúp doanh số bán ra ngày càng tăng, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống lao động.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ

Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh chia sẻ, nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm, cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chủ thể OCOP tuân thủ quy định về sử dụng bao bì, tem, nhãn mác, an toàn thực phẩm và lấy mẫu phân tích sản phẩm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện chương trình OCOP ở địa bàn huyện Thường Tín thời gian qua cũng gặp một số hạn chế do trong quá trình rà soát, sản phẩm mặc dù chất lượng tốt nhưng hồ sơ chứng minh thường không đầy đủ. Cùng với đó, chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm còn đơn giản, chưa bắt mắt thu hút được khách hàng tiềm năng.

Hình thức sản phẩm OCOP còn sơ sài, chưa gắn kết được lịch sử, văn hóa địa phương với công nghệ sản xuất và mong muốn của người tiêu dùng. Chính vì vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa đạt cao. Nguyên nhân là do chương trình OCOP còn mới nên các đơn vị của địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.

Đa dạng các sản phẩm được chủ thể OCOP trên địa bàn huyện Thường Tín trưng bày giới thiệu

Do đó, theo kế hoạch năm 2024 huyện Thường Tín tiếp tục phát triển hoàn thiện 6 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP sẽ được tham gia sự kiện trưng bày, quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương; đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao bì, tem nhãn hàng hóa. Đồng thời, huyện sẽ khai trương thêm 1 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP…

Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản nhấn mạnh, để nâng cao giá trị các sản phẩm của các chủ thể, thời gian tới huyện Thường Tín tiếp tục tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để giúp sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu, gây dựng hình ảnh và tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

Đi đôi với những việc làm nêu trên, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của các cấp, ngành, cộng đồng về tầm quan trọng và ý nghĩa của chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Mặt khác, kiểm tra, giám sát việc chủ thể tuân thủ các quy định về sử dung bao bì, tem, nhãn mác, an toàn thực phầm và bảo vệ môi trường.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ