Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

IMF dự báo tích cực về các nền kinh tế mới nổi châu Á năm 2023

Kinhtedothi - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo triển vọng tăng trưởng của các thị trường mới nổi châu Á sẽ vượt xa nhiều nền kinh tế tiên tiến.

Theo báo cáo của IMF, Ấn Độ và 5 nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm nay do lãi suất tăng làm mất đà của nền kinh tế toàn cầu. Cụ thể, tăng trưởng của Ấn Độ, ước đạt 6,8% trong năm tài khóa 2022, dự kiến sẽ giảm xuống 6,1% trong năm tài chính 2023, trước khi quay trở lại mức 6,8% trong năm tài chính 2024. Cũng trong năm 2023, 5 nền kinh tế gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đạt mức tăng trưởng 4,3%, so với ước tính 5,2% vào năm 2022.

Trung Quốc, mở cửa trở lại sau 3 năm hạn chế Covid-19, được dự đoán sẽ phục hồi mức tăng trưởng 5,2% vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng ước tính khoảng 3% vào năm 2022 - năm đầu tiên sau hơn 4 thập kỷ quốc gia này tụt lại phía sau mức trung bình toàn cầu.

Cố vấn kinh tế kiêm giám đốc nghiên cứu của IMF Pierre-Olivier Gourinchas, cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ cùng nhau chiếm một nửa tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. “Việc Trung Quốc bất ngờ mở cửa trở lại dọn đường cho sự phục hồi nhanh chóng” - ông Gourinchas viết. “Và các điều kiện tài chính toàn cầu đã được cải thiện khi áp lực lạm phát bắt đầu giảm bớt. Điều này cùng với sự suy yếu của đồng USD từ mức cao nhất trong tháng 11 đã mang lại một số cứu trợ nhỏ cho các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển”.

Xung đột Nga-Ukraine và việc tăng lãi suất để đối phó với lạm phát toàn cầu - được dự báo sẽ giảm từ 8,8% năm 2022 xuống 6,6% năm 2023, sau đó là 4,3% vào năm 2024 - vẫn là lực cản lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế thế giới. Các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, dự kiến sẽ vượt xa các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Châu Á mới nổi và đang phát triển được dự đoán sẽ tăng trưởng 5,3% vào năm 2023, so với mức chỉ 1,2% của các nền kinh tế tiên tiến.

Báo cáo của IMF viết: “Suy giảm tăng trưởng trong năm 2023 so với 2022 xuất phát từ các quốc gia phát triển; còn các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi, tăng trưởng ước tính đã chạm đáy vào năm 2022”.

Tăng trưởng của Nhật Bản được dự đoán sẽ tăng tốc từ mức 1,4% năm 2022 lên 1,8% năm 2023, sau đó giảm xuống chỉ còn 0,9% vào năm 2024 do tác động của các biện pháp kích thích kinh tế trước đó tiêu tan. Tăng trưởng của Mỹ được dự báo sẽ chậm lại từ mức ước tính 2% cho năm 2022 xuống còn 1,4% vào năm 2023 và 1% vào năm 2024.

Nhìn chung, báo cáo mới nhất của IMF tỏ ra ít bi quan hơn so với bản cập nhật hồi tháng 10/2022, khi các dự báo tăng trưởng tổng thể cho năm nay đã được cải thiện ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức này nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu trong một năm qua, khi dự kiến GDP thế giới tăng 2,9% vào năm 2023.

Và trong khi cán cân rủi ro mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt vẫn đang nghiêng về phía giảm, thì những mối đe dọa nghiêm trọng nhất, như lạm phát trầm trọng hơn hoặc suy thoái kinh tế từ cuộc chiến ở Ukraine, đã ít biến động hơn trước.

Rủi ro lạm phát khó lường nhất được cho sẽ là cách Trung Quốc ngăn chặn Covid-19 bùng phát khi nước này mở cửa trở lại. Lạm phát và thị trường bất động sản đầy biến động có nguy cơ cản trở sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Để giải quyết những rủi ro này, IMF đã khuyến nghị Chính phủ Bắc Kinh tập trung nỗ lực tiêm chủng vào các nhóm dân số dễ bị tổn thương trong nước, cũng như nỗ lực giải quyết khủng hoảng bất động sản nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính đất nước.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ