Khai mạc Hội nghị "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững”
Kinhtedothi - Nhằm hỗ trợ ngành du lịch hồi phục phát triển, Hội nghị toàn quốc về du lịch 2023 có chủ đề "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững” với nhiều nội dung quan trọng đã diễn ra sáng nay 15/11.
Báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia cho thấy trong tháng 10/2023, ngành du lịch đón 1,11 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 5,2 triệu lượt khách nội địa. Tính chung 10 tháng, toàn ngành đã đón 10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 98,7 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 582,6 nghìn tỷ đồng. Từ kết quả đó ngành du lịch điều chỉnh mục tiêu trong năm 2023 sẽ đón từ 12-13 triệu lượt khách quốc tế.
Đại diện Cục Du lịch Quốc gia thông tin, nguyên nhân khiến lượng khách tăng mạnh là do ngành du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi cả hoạt động du lịch nội địa và quốc tế.
Đại diện Cục Du lịch Quốc gia thông tin, nguyên nhân khiến lượng khách tăng mạnh là do ngành du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi cả hoạt động du lịch nội địa và quốc tế
Các vấn đề tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đã được nhận diện từ nhiều năm trước như xuất nhập cảnh, thị thực điện tử, thời hạn của thị thực miễn đơn phương... đã có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách du lịch.
Cùng với đó, hệ thống sản phẩm du lịch liên tục được làm mới, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm đa dạng, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Nhiều điểm đến mới được đầu tư, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nói trên, hoạt động du lịch vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tỷ lệ phục hồi lượng khách du lịch quốc tế còn thấp so với năm 2019 và so với năng lực cung của ngành. Bên cạnh đó hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đảm bảo yêu cầu về tần suất, độ phủ tới các thị trường trọng điểm, chưa tổ chức được các hoạt động xúc tiến du lịch quy mô và tầm vóc quốc gia.
Đồng thời sản phẩm du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, giá trị gia tăng thấp, chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn đối với một số thị trường khách du lịch trong bối cảnh mới. Sự phục hồi du lịch chưa đồng đều ở một số địa phương; công tác quản lý điểm đến có nơi, có lúc còn chưa sâu sát, để xảy ra hiện tượng tăng giá dịch vụ, giá vé máy bay, nhất là trong các dịp lễ Tết.
Để khắc phục những khó khăn, bất cập này, tại hội nghị các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể. Trong đó Bộ Quốc Phòng, Bộ Giao thông vận tải, cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nhập cảnh qua các cửa khẩu đường bộ, đường biển. Đẩy mạnh kết nối hang không tại các thị trường trọng điểm.
Trong khi đó doanh nghiệp du lịch đề xuất thời gian tới cần có chính sách cụ thể cho hoạt động du lịch, trong đó Nhà nước nên điều chỉnh giá điện của các cơ sở lưu trú du lịch từ giá điện dịch vụ sang giá điện sản xuất và các ưu đãi về thuế sử dụng đất của các cơ sở du lịch, giúp các doanh nghiệp du lịch khắc phục khó khăn.
Đồng thời khôi phục các thị trường truyền thống (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN, Tây Âu) bằng cách triển khai nhanh, hàng loạt các hoạt động giới thiệu quảng bá, tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch qua đó giới thiệu Du lịch Việt Nam với thế giới. Triển khai chính sách miễn visa linh hoạt, miễn visa một số thị trường chủ lực vào mùa thấp điểm qua đó lấp đầy các điểm đến bước vào giai đoạn thấp điểm. Trước mắt nên miễn thị thực 15 ngày cho khách Trung Quốc và xem xét thêm cho một số thị trường mới như Úc.
Cần chính sách phát triển tổng thể để du lịch nông nghiệp, nông thôn cất cánh
Kinhtedothi - Trong những năm qua, khu vực nông thôn được ví như “mỏ vàng” để ngành du lịch đa dạng sản phẩm, thu hút du khách. Tuy nhiên, để khai thác được loại hình du lịch này cần chính sách phát triển tổng thể từ đó khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư khai thác.
Loay hoay phát triển quà tặng du lịch
Kinhtedothi - Ở các nước phát triển, quà lưu niệm du lịch không những mang lại nguồn lợi nhuận mà còn góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, điểm đến... Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường này dường như bị bỏ ngỏ, bởi thiếu đầu ra cho sản phẩm
Hà Nội kết nối du lịch liên vùng Ninh Bình và các tỉnh Tây Nguyên
Kinhtedothi - Ngày 10/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với tỉnh Ninh Bình và các tỉnh Tây Nguyên tổ chức “Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch liên vùng Ninh Bình - TP Hà Nội với các tỉnh Tây Nguyên”.