Khai mạc Triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ huyện Chương Mỹ
Kinhtedothi- Tối 7/12, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ tổ chức khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ) 2023.
Triển lãm có quy mô trên 2000 m2 thu hút hơn 30 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tham gia.
Thông tin từ UBND huyện Chương Mỹ cho thấy, hiện trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp, 6 cụm công nghiệp thu hút 202 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho trên 20.000 lao động.
Ngoài ra, huyện Chương Mỹ có 584 doanh nghiệp công nghiệp và trên 8.000 cơ sở sản xuất. Trong thời gian qua tăng trưởng kinh tế của địa phương huyện đạt trên 11%, riêng trong giai đoạn 2021-2023, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng từ 18-21%/năm, dự kiến năm 2023 đạt 12.670 tỷ đồng.
Huyện có 175/206 làng có nghề, trong đó có 35 làng nghề được UBND TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống, với các ngành nghề, mộc, điêu khắc đá, thêu ren… Đặc biệt, ngành mây tre đan chiếm tới 27/35 làng được công nhận làng nghề truyền thống, hiện sản phẩm mây tre đan của Chương Mỹ đã đạt nhiều giải cao tại các cuộc thi thiết kế trong nước, quốc tế
Nhằm hỗ trợ các làng nghề, nghệ nhân nâng cao năng lực sản xuất, thời gian qua huyện Chương Mỹ đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ. Cụ thể, bố trí kinh phí hỗ trợ các làng nghề đào tạo nghề, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, cải tiến máy móc, ứng dụng công nghệ trong sản xuất…
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết, triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề xã Phú Nghĩa, (Chương Mỹ) 2023 là nơi làng nghề giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan đến với người dân Thủ đô.
Đồng thời doanh nghiệp, làng nghề có thêm cơ hội tiếp cận, kết nối hoạt động thiết kế những mẫu sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Ngoài ra, triển lãm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề với hoạt động du lịch. "Triển lãm tạo tiền đề để xây dựng và hình thành sàn giao dịch các thiết kế, mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội, phục vụ cho phát triển ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và Chương trình OCOP Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó, còn tạo môi trường cung cấp thông tin trao đổi, tư vấn hiệu quả về thiết kế mẫu sản phẩm giữa các nhà thiết kế với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ”- ông Thắng nhấn mạnh.
Triển lãm sẽ diễn ra từ nay đến hết ngày 9/12 tại xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ).
Khai mạc tuần hàng tư vấn, giới thiệu sản phẩm OCOP, làng nghề tại Thanh Trì
Kinhtedothi-Tối 16/11, tại huyện Thanh Trì, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức khai mạc tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn TP năm 2023.
Hà Nội: Để những làng nghề không bị mai một
Kinhtedothi - Là địa phương quy tụ hàng trăm làng nghề và làng có nghề, tuy nhiên, các làng nghề tại Hà Nội nhìn chung phát triển chưa đồng đều. Bên cạnh nhiều làng nghề phát triển khá tốt, không ít làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử
Kinhtedothi -Khi kinh doanh trực tuyến đang trở thành xu hướng, nhiều làng nghề truyền thống đã lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn, tìm cách chinh phục khách hàng bằng những trải nghiệm mua hàng khác biệt trên các nền tảng. Tuy nhiên, con đường lên sàn của các sản phẩm làng nghề còn nhiều khó khăn.