Khai mạc triển lãm “Thành xưa Phố cũ”
Kinhtedothi – Sáng 6/10, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp tổ chức triển lãm “Thành xưa Phố cũ”. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023)
Chào mừng kỷ niệm 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023) Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phối hợp tổ chức triển lãm “Thành xưa Phố cũ”.
Với khoảng 150 phiên bản tài liệu, tư liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật được lựa chọn trưng bày, “Thành xưa Phố cũ” sẽ mang đến một góc nhìn mới về lịch sử, văn hóa, đất và người Thăng Long - Hà Nội trong những năm đầu thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX trong không gian Hà Nội xưa với những khu phố, con đường, những di tích lịch sử, văn hoá cùng nhiều công trình mang đậm dấu ấn Pháp.
Phát biểu khai mạc triển lãm, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, triển lãm “Thành xưa Phố cũ” tập hợp các hình ảnh, tư liệu quý giá, hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I và các đơn vị, nhằm giới thiệu tới công chúng quá trình quy hoạch, xây dựng của Hà Nội giai đoạn này, với sự chuyển đổi công năng của Thành Hà Nội và hình thành các tuyến phố mới. Một đô thị truyền thống kiểu Á Đông đã dần thay đổi và giao hòa với những không gian mới, kiến trúc mới kiểu phương Tây.
Triển lãm được bố cục theo hai chủ đề lớn: Thành bên Phố và Chuyện phố Tây - phố Ta.
“Thành xưa, Phố cũ” sẽ tái hiện phần nào sự thay đổi của Hà Nội trải qua trong hơn một thế kỷ với hình ảnh thành Hà Nội được xây dựng theo kiến trức kiểu Vauban đầu thời Nguyễn vẫn còn nguyên vẹn nằm ở phía Tây của khu phố cổ, hình ảnh phường - thị của Hà Nội chưa có những biến chuyển theo hướng đô thị hóa hiện đại, đến một Hà Nội đang dần chuyển mình, xây dựng và quy hoạch theo kiểu phương Tây với những con phố dọc ngang hình ô cờ.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, người Pháp bắt đầu cho quy hoạch và xây dựng TP Hà Nội trên cơ sở kinh đô Thăng Long cũ, trong đó tâm điểm là thành Hà Nội.
Ngoài một số công trình được giữ lại như: Kỳ Đài, Đoan Môn, bậc rồng trước thềm điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Cửa Bắc - minh chứng của một thời kỳ lịch sử huy hoàng đã qua thì thành Hà Nội đã thay đổi một diện mạo mới mang phong cách Á Âu.
Thành phố được mở rộng với nhiều khu phố mới, trung tâm chính trị, hành chính được xây dựng mới. Hà Nội dần khoác tấm áo khác, tuy nhiên giao hòa trong không gian kiến trúc kiểu phương Tây, vẫn còn đó dấu tích của “Thành xưa - Phố cũ”.
Một số hình ảnh tại triển lãm "Thành xưa, Phố cũ":
Hà Nội tổ chức triển lãm tài sản trí tuệ năm 2023
Kinhtedothi - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm và Hội thảo kết quả phát triển tài sản trí tuệ tại TP Hà Nội năm 2023. Dự kiến, chương trình sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2023.
Lần đầu tiên tổ chức triển lãm ảnh về Hoàng Sa - Trường Sa
Kinhtedothi- Triển lãm ảnh về Hoàng Sa - Trường Sa đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về biển, đảo Việt Nam.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức triển lãm kiến trúc
Kinhtedothi – Thông tin với phóng viên Kinh tế & Đô thị, đại diện Bộ Xây dựng cho biết đang phối hợp với Hội KTS Việt Nam và UBND tỉnh Kiên Giang chuẩn bị tổ chức Triển lãm kiến trúc năm 2023.