Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước:

Khai thác đất lậu tại xã Tân Lập: chính quyền lúng túng, dư luận bất bình

Kinhtedothi - Với việc sử dụng xe cuốc để múc đất lên xe ben, người khai thác đất lậu có thể thu lợi bất chính hàng chục triệu đồng mỗi ngày chỉ từ việc bán đất tại hầm.

Điểm khai thác đất trái phép hoạt động trong những ngày gần đây tại xã Tân Lập, huyện Đồng Phú. Ảnh: Lâm Thiện.

Hành vi này không chỉ gây hệ lụy nghiêm trọng và khiến dư luận bất bình mà còn vi phạm pháp luật. Trong khi đó, chính quyền xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) vẫn tỏ ra lúng túng và chưa có biện pháp xử lý triệt để tình trạng này.

Mới đây bạn đọc ở huyện Đồng Phú bức xúc phản ánh đến báo Kinh tế & Đô thị về tình trạng khai thác đất trái phép diễn ra khá rầm rộ tại xã Tân Lập, mặc dù việc này chính quyền xã đã biết nhưng chưa giải quyết dứt điểm.

Theo ghi nhận của phóng viên, điểm khai thác đất lậu rộng nhiều ngàn m2 nằm khá gần khu dân cư, trong con hẻm thuộc tổ 15, ấp 9, xã Tân Lập.

Vào trưa 6/7, chỉ trong vòng 15 phút đã ghi nhận 6 xe ben chở đầy đất ra khỏi điểm khai thác.

Các xe ben vào điểm khai thác từ đường tỉnh 741 và nhanh chóng rời đi sau khi “ăn no” đất, hướng về tỉnh Bình Dương. Mặc dù hàng chục xe chở hàng trăm khối đất rời khỏi huyện Đồng Phú mỗi ngày, nhưng chưa thấy cơ quan chức năng nào can thiệp.

Sau khi phóng viên phản ánh tình trạng khai thác đất lậu lên ông Phạm Đức Tín, Chủ tịch UBND xã Tân Lập, ông Tín cam kết sẽ lập tức chỉ đạo lực lượng xã vào kiểm tra và xử lý. Tuy nhiên, ngay sáng hôm sau, hoạt động khai thác đất trái phép tiếp tục diễn ra, cho thấy sự lúng túng và thiếu hiệu quả trong công tác xử lý của chính quyền địa phương.

Trưa 6/8, nhiều xe ben vào hầm nhận đất, sau đó thoát ra đường tỉnh 741, chạy về hướng Bình Dương. Ảnh: Lâm Thiện.

Khai thác đất trái phép không chỉ làm thất thoát tài nguyên quý giá mà còn gây hại nghiêm trọng đến môi trường và hạ tầng. Đất đai canh tác bị hủy hoại, môi trường bị ô nhiễm, đường sá xuống cấp và mất an toàn giao thông. Dư luận địa phương đang bức xúc trước tình trạng này. Thế nhưng, chính quyền xã tỏ ra chậm chạp, lúng túng trong việc xử lý dứt điểm vi phạm. 

Tiếp cận một tài xế xe ben chở đất tại một quán nước trong giờ nghỉ trưa, chúng tôi được người này chia sẻ: “Đất bán tại hầm chỉ cần 1 chiếc xe cuốc tại chỗ phục vụ múc đất. Xe ben loại thùng 10 m3 chỉ hơn 10 gàu đất trong thời gian khoảng 8 phút, chủ hầm thu lợi khoảng 500 ngàn đồng. Nếu chủ hầm chuyên chở tới tận nơi tiêu thụ thì tùy theo quãng đường gần hay xa. Khoảng 30 km giá 1 xe ben sỏi phún dao động từ 1 - 2 triệu đồng, với xe đầu kéo giá lên đến khoảng 5 - 6 triệu đồng”.

Tài xế này cũng chia sẻ, đất anh chuyên chở từ nhiều hầm đất tại huyện Đồng Phú về Bình Dương là 100% đất khai thác trái phép.

Nếu điểm khai thác “bị lộ” thì chủ hầm sẽ báo chuyển qua chạy ban đêm, gần sáng thì nghỉ. Đất sỏi phún khai thác lậu được bán cho các công trình tư nhân và cả những công trình lớn, nhỏ của Nhà nước. Chỉ có sỏi phún mới đạt chất lượng để làm đường giao thông, giờ cũng hơi hiếm” - tài xế này cho biết thêm.

Một điểm khái thác đất trại phép khác tại xã Tân Lập. Clip: Lâm Thiện.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Phú, Hoa Vận Định cho biết, việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước. Hiện tại, chưa có mỏ khoáng sản phún sỏi đỏ, đất san lấp nào trên địa bàn huyện Đồng Phú được cấp giấy phép khai thác.

Thời gian qua, UBND huyện Đồng Phú đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các phòng ban, thị trấn và các xã về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý khoáng sản cũng như môi trường nếu phát hiện vi phạm. Quan điểm của huyện Đồng Phú là khi phát hiện khai thác đất trái phép nói riêng, tài nguyên khoáng sản nói chung sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” – lãnh đạo huyện Đồng Phú cho biết.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

Chủ đầu tư từng bước khắc phục sai phạm

09/01/2025 | 09:20

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Đô thị Hà Nội đang từng bước khắc phục những sai phạm trong quá trình cải tạo, sửa chữa tại ô đất số 2, ngõ 122, phố Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng).

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

Đồng Nai: đất chính chủ bỗng nhiên bị xâm chiếm, cản trở xây dựng

14/12/2024 | 11:26

Kinhtedothi - Khu đất của bà Phạm Khánh Tâm bị người khác xâm phạm lấn chiếm, xây dựng trái phép, đã được chính quyền thực hiện cưỡng chế, bàn giao lại đất. Tuy nhiên, khi xây dựng hàng rào bảo vệ khu đất hợp pháp của mình, bà Tâm lại bị đối tượng lấn chiếm đất ngăn cản.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ