Khẳng định vị thế của báo chí cách mạng
Kinhtedothi - Gần một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vị thế của báo chí và người làm báo được tiếp tục khẳng định.
Đây là bước phát triển rất đáng tự hào của báo chí cách mạng - đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng ta.
Kỷ niệm 97 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2022), trong các cuộc gặp mặt, chúc mừng những người làm báo, các đồng chí lãnh đạo T.Ư, các bộ, ban, ngành đều nhận định, những người làm báo cả nước đã không ngừng nâng cao về năng lực, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; làm chủ công nghệ làm báo hiện đại, không ngừng đổi mới, sáng tạo về hình thức và nội dung các các ấn phẩm.
Trong bất cử hoàn cảnh nào, các nhà báo đã sử dụng tâm - tài, bút sắc, lòng trong, không quản ngại khó khăn, dấn thân nơi tuyến đầu, những điểm nóng để tạo sự đồng thuận, chia sẻ, đoàn kết. Báo chí đã khẳng định vị thế và trọng trách xã hội của lực lượng trên tuyến đầu, trở thành cầu nối quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Có giải pháp tăng cường tiềm lực của báo chí
Tại cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các cơ quan báo chí vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Báo chí cách mạng là một mặt trận chiến đấu của cách mạng; cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Thủ tướng nhấn mạnh, trải qua 97 năm xây dựng và trưởng thành, báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng lớn mạnh về nhiều mặt.
Nhấn mạnh, báo chí là cầu nối để cung cấp thông tin đến Nhân dân về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, phản ánh thực trạng xã hội, những mặt tích cực, phát hiện các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, những chính sách bất cập cần điều chỉnh…, Thủ tướng khẳng định, những thông tin đó rất có ý nghĩa với việc điều hành của Chính phủ. Chính phủ luôn theo dõi, lắng nghe dư luận qua kênh báo chí để có hướng xử lý phù hợp, kịp thời.
Thời gian tới, Thủ tướng mong muốn, báo chí tiếp tục tăng cường cung cấp thông tin chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn thể hiện tâm tư, ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Đồng thời tích cực đấu tranh, phản bác thông tin sai trái, xấu độc; đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa những câu chuyện hay, tấm gương tốt. Đặc biệt, báo chí phải là vũ khí sắc bén trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đang được Đảng ta triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả.
Chia sẻ với những khó khăn của báo chí trong điều kiện hiện nay về cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực… Thủ tướng giao Bộ TT&TT phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu giải pháp tăng cường tiềm lực của báo chí phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với tình hình, điều kiện đất nước, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, giải quyết được những khó khăn của báo chí và hài hòa với các lĩnh vực khác, trong tổng thể chung với các ngành nghề.
Thủ tướng mong muốn và tin tưởng với truyền thống, bản lĩnh, trí tuệ, "mắt sáng - lòng trong - bút sắc", các nhà báo, các cơ quan báo chí tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước, hạnh phúc, ấm no của Nhân dân và sự phát triển của báo chí cách mạng.
Thể hiện vai trò cầu nối
Với các hoạt động của Quốc hội, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri và cung cấp thông tin, truyền tải thông tin thiết yếu của đời sống xã hội tới nghị trường.
Sau Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV vừa kết thúc, thay mặt lãnh đạo Quốc hội chia sẻ tới báo chí, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhận định: Bên cạnh việc tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, báo chí đã kịp thời truyền tải tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân tới diễn đàn của Quốc hội, tạo sự đồng thuận xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để cử tri giám sát hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Hiện nay số lượng các cơ quan báo chí, phóng viên tham gia đưa tin về hoạt động của Quốc hội đã tăng lên đáng kể. Trong đó, nhiều cơ quan báo chí có những bài viết chất lượng, phân tích, bình luận sâu sắc, thu hút sự quan tâm theo dõi của độc giả và cử tri cả nước.
“Góp phần vào thành công của Kỳ họp thứ Ba nói riêng và hoạt động của Quốc hội nói chung luôn có sự đồng hành của các cơ quan thông tấn, báo chí từ T.Ư đến các địa phương để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong thời gian tới rất cần sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý báo chí T.Ư và các cơ quan thông tấn, báo chí" - Tổng Thư ký Quốc hội nói.
Để hoạt động Quốc hội tiếp tục gắn bó hơn với cử tri, Tổng Thư ký Quốc hội mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục có những đóng góp sâu sắc, tích cực vào hoạt động của Quốc hội.
Trong đó, tiếp tục đổi mới phát huy tính sáng tạo để bảo đảm thông tin về hoạt động của Quốc hội trở nên chuyên sâu và thu hút hơn, với các bài viết phân tích, bình luận về những nội dung chính sách được Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua.
Đồng thời tiếp tục phản ánh kịp thời những vấn đề tồn tại trong cuộc sống, đi sâu, đi sát vào vấn đề dân sinh nóng bỏng, những mối quan tâm của người dân để phân tích, lý giải, qua đó góp phần góp phần hình thành mối quan hệ mật thiết giữa Quốc hội và Nhân dân…
Cần xây dựng một nền báo chí hướng xã hội vào việc suy nghĩ và tìm lời giải cho những vấn đề lớn của đất nước; tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội; phát huy hơn nữa vai trò làm chủ của Nhân dân, tạo sự chia sẻ, tạo động lực cho người dân, làm sao để “dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm”.
Tiếp tục xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người làm báo có tâm, có tầm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phát huy tinh thần “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, tuyệt đối không để bị chi phối trước những “cám dỗ”, mất đi tính khách quan, trung thực trong mỗi tác phẩm báo chí.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Lịch sử, ý nghĩa Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6
Kinhtedothi - Hàng năm vào Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 các hoạt động kỷ niệm, chào mừng diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước. Cũng vào ngày này, các cuộc thi báo chí với những sản phẩm chất lượng của các phóng viên, nhà báo được phát động...
Báo Kinh tế&Đô thị gặp mặt cộng tác viên nhân Ngày Báo chí Việt Nam
Kinhtedothi - Sáng 17/6, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức gặp mặt cộng tác viên là các chuyên gia, cộng tác viên thuộc nhiều lĩnh vực, Nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022).
Thủ tướng: Nghiên cứu giải pháp phù hợp để tăng cường tiềm lực của báo chí
Kinhtedothi - Chiều 17/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2022).