Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khánh Hòa: Khu Kinh tế Vân Phong thu hút nhiều tập đoàn lớn

Kinhtedothi - Khánh Hòa đang trong quá trình hoàn thiện quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong nhưng đã có hàng loạt tập đoàn lớn quan tâm và đề xuất đầu tư các dự án nghìn tỷ tại khu vực này.

Hơn 4,1 tỷ USD đã được đầu tư vào KKT Vân Phong

Ngày 11/1, ông Nguyễn Trọng Hoàng – Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong (KKT Vân Phong) cho biết, sau hơn 15 năm thành lập và phát triển, KKT Vân Phong đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà.

Một góc Khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Trung Vũ)

Cụ thể, giai đoạn 2016 – 2020, KKT Vân Phong đã thu hút mới 42 dự án (trong đó có 9 dự án FDI), điều chỉnh tăng vốn cho 14 dự án (trong đó có 4 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 66.045 tỷ đồng, vượt mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển KKT Vân Phong giai đoạn 2016-2020 (50.000 tỷ đồng).

Tính đến cuối năm 2021, KKT Vân Phong đã thu hút được 155 dự án đầu tư (125 dự án trong nước và 30 dự án có vốn ĐTNN) với tổng vốn đăng ký khoảng 4,1 tỷ USD, vốn thực hiện là 2,15 tỷ USD đạt 52% vốn đăng ký. Trong đó, có 97 dự án đã đi vào hoạt động; 58 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư đang triển khai đầu tư xây dựng; giải quyết việc làm cho khoảng trên 6.000 lao động.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Hoàng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình xây dựng và phát triển KKT Vân Phong thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của khu vực, chưa đáp ứng kỳ vọng trở thành "đầu tàu" thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước như mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ xác định.

Khu Kinh tế Vân Phong đang lập quy hoạch để thu hút đầu tư trong giai đoạn tới. (Ảnh: Trung Vũ)

“Để khắc phục những bất cập này, đồng thời đổi mới mô hình phát triển phù hợp với KKT, tháng 6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho phép lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu quy hoạch lần này được xác định, xây dựng KKT Vân Phong phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia nói chung và chiến lược phát triển biển Việt Nam nói riêng; trở thành trung tâm kinh tế năng động phát triển ngành nghề mới, trình độ cao trọng tâm là lĩnh vực cảng biển, logistic, Khu công nghiệp, khu chức năng công nghiệp, lọc hóa dầu, điện khí, bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng, công nghiệp giải trí hiện đại có casino, công nghiệp công nghệ cao; trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế của khu vực; phát triển thân thiện môi trường, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư và quy tụ nguồn lực sáng tạo, phương thức quản lý mới, tiên tiến; bảo đảm quốc phòng - an ninh góp phần giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” – ông Hoàng cho biết.

Hướng đến mốc 150.000 tỷ

Cũng theo ông Hoàng, Khánh Hòa xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá nhằm tạo động lực mới cho địa phương những năm tới là tập trung phát triển khu vực Vân Phong.

Theo đó, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã tiếp đón, làm việc với rất nhiều nhà đầu tư đến nghiên cứu cơ hội đầu tư vào KKT Vân Phong trong lĩnh vực cảng biển, logistic, Khu công nghiệp, khu chức năng công nghiệp, lọc hóa dầu, điện khí, bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng.

Khu kinh tế Vân Phong đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn. (Ảnh: Trung Vũ)

Trong đó có nhiều nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn IPPG; Tập đoàn Sungroup; Công ty CP Tập đoàn Sovico; Liên danh Công ty Nova Land và Công ty Đất Tâm, Tập đoàn FPT, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty CP ĐT XD Trung Nam, Công ty CP  Tập đoàn  Flamingo, Công ty CP Stavian GFS Land, Công ty CP PT BĐS Phát Đạt, Công ty CP Dầu khí Phương Đông... Cùng với các tập đoàn trong nước là các tập đoàn quốc tế như Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), Công ty J.Power (Nhật Bản), Công ty Millennium Energy (Hoa Kỳ), Tập đoàn Quantum (Hoa Kỳ)... đặt vấn đề đầu tư và đề xuất đóng góp ý tưởng để hoàn thiện quy hoạch KKT Vân Phong cho phù hợp với nhu cầu phát triển của xu thế và định hướng phát triển.

“Dự kiến sau khi điều chỉnh quy hoạch KKT Vân Phong được cấp có thẩm quyền phê duyệt, KKT Vân Phong hứa hẹn sẽ thu hút vốn đầu tư nhiều tỷ USD từ các Nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước” – ông Hoàng cho biết.

Trưởng Ban quản lý KKT Vân Phong cho biết thêm, hiện có nhiều dự án hạ tầng đi qua KKT Vân Phong được đầu tư trong giai đoạn 2021-2025  tại khu vực này như đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Mê Thuột (điểm đầu tuyến là ngã ba QL1A-QL26B thuộc KKT Vân Phong), đường bộ cao tốc Vân Phong - Nha Trang, nâng cấp mở rộng QL 26B, đường sắt cao tốc Nha Trang-Hồ Chí Minh, nâng cấp mở rộng quy mô Cảng tổng hợp Bắc Vân Phong và Nam Vân Phong.

Khu Kinh tế Vân Phong  sẽ tập trung phát triển cảng nước sâu trong giai đoạn tới. (Ảnh: Trung Vũ)

Được biết, tại Nghị Quyết số 05-NQ/TU ngày 11/01/2021 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về phát triển KKT Vân Phong giai đoạn 2021-2025, Khánh Hòa đặt mục tiêu thu hút vốn đăng ký đầu tư mới vào KKT Vân Phong tối thiểu đạt 150.000 tỷ đồng, vốn giải ngân tối thiểu đạt 75.000 tỷ đồng. Đồng thời đóng góp thu ngân sách KKT Vân Phong chiếm từ 30-40%; giá trị công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 40% của tỉnh, tạo việc làm mới ổn định cho khoảng 15.000 lao động.

Theo đó, Khánh Hòa sẽ sớm hoàn thiện quy hoạch khu vực này và tập trung nghiên cứu cơ chế đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa, trong đó có cơ chế đặc thù KKT Vân Phong để trình các cơ quan có thẩm quyền thông qua, tạo cơ sở cho việc triển khai và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa nói chung và KKT Vân Phong nói riêng.

“Chúng tôi cũng tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp. Trong đó, tập trung ưu tiên thu hút và phát triển mạnh các ngành công nghiệp sạch, thân thiện môi trường; công nghiệp có lợi thế của tỉnh như công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế tạo, chế biến; sử dụng công nghệ cao; các khu chức năng đô thị hiện đại, khu du lịch đẳng cấp quốc tế. Đồng thời, triển khai xúc tiến đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp, bám sát nhu cầu thực tế và lợi thế của KKT Vân Phong...” – ông Hoàng chia sẻ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tổng Công ty UDIC: nhiều khởi sắc sau một năm đầy khó khăn

Tổng Công ty UDIC: nhiều khởi sắc sau một năm đầy khó khăn

09/01/2025 | 16:26

Kinhtedothi - Sáng 9/1/2025, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Dương Đức Tuấn, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP dự và chỉ đạo hội nghị.

Nguồn cung nhà ở sẽ được cải thiện trong thời gian tới

Nguồn cung nhà ở sẽ được cải thiện trong thời gian tới

08/01/2025 | 16:34

Kinhtedothi – Năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS) đã được đẩy mạnh, giúp thị trường từng bước phục hồi và vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ