Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khánh thành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1

Kinhtedothi - Chiều 5/3, tại Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức lễ khánh thành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé do Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NN&PTNT) làm chủ đầu tư hợp phần xây dựng, gồm: Cống Cái Lớn, cống Cái Bé, cống Xẻo Rô; đê nối cống Cái Lớn, cống Cái Bé với Quốc lộ 61.

UBND huyện Châu Thành và UBND huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) làm chủ đầu tư hợp phần đền bù, giải phóng mặt bằng. Sở NN&PTNT Kiên Giang làm chủ đầu tư hợp phần mô hình sinh kế, các hoạt động phi công trình và 8 cống dọc tuyến đê biển An Biên - An Minh. Sở NN&PTNT Hậu Giang làm chủ đầu tư hợp phần mô hình sinh kế, các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: H.Lĩnh

Dự án có tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) 3.309,5 tỷ đồng, khởi công vào tháng 10/2019, hoàn thành tháng 11/2021. Nhiệm vụ dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 là kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái: Ngọt, mặn - lợ, ngọt lợ luân phiên. Vùng hưởng lợi của dự án với diện tích tự nhiên 384.120ha, gồm tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 346.241ha.

Dự án kết hợp với tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng, giảm thiệt hại do thiên tai, hạn hán, nước mặn xâm nhập vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng, góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt ở huyện An Minh, An Biên. Ngoài ra, dự án còn kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cơ quan, địa phương, sự ủng hộ, phân tích, đánh giá của các nhà khoa học, sự vào cuộc của Nhân dân với hơn 400 hộ phải di dời, sự quyết tâm của nhà thầu, đơn vị tư vấn, những người làm việc trên công trường trong điều kiện dịch bệnh hơn 2 năm qua.

“Có thể nói đây là công trình của ý Đảng lòng dân, một công trình của trí tuệ và bản lĩnh của người Việt Nam chúng ta. Trong một điều kiện khó khăn, chúng ta đã phấn đấu vươn lên để phục vụ cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Chúng ta thay đổi tư duy, từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, từ tư duy chống đỡ sang tư duy chủ động” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tiến hành thủ tục thanh, quyết toán đúng quy định, minh bạch, chống tiêu cực; tiếp tục đầu tư những hạng mục còn thiếu, chưa đồng bộ; xây dựng cơ sở dữ liệu và quy trình vận hành phù hợp, khoa học để khai thác, vận hành hiệu quả công trình, nghiên cứu triển khai dự án giai đoạn 2.

Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục phát triển sinh kế, tạo việc làm cho người dân trong khu vực, tiếp tục chăm lo an sinh xã hội cho người dân đã nhường mặt bằng cho dự án, đảm bảo đời sống người dân tại nơi ở mới ít nhất phải bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ, năm sau cao hơn năm trước.

Cũng theo Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh những lợi thế, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng có rất nhiều thách thức, là vùng chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu trên cả nước, tiềm năng phát triển lớn nhưng cơ chế chính sách còn hạn hẹp, đầu tư còn có mức độ.

Đảng, Chính phủ qua các thời kỳ rất quan tâm, có quyết tâm lớn đối với việc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long và đạt một số kết quả tốt. Tuy nhiên, sắp tới việc phát triển Đồng bằng sông Cửu Long phải có bước đột phá hơn nữa với tầm nhìn dài hạn, theo tinh thần chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nhanh nhưng bền vững, tạo sinh kế ổn định, cuộc sống ấm no cho người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tinh thần chung của Chính phủ là muốn phát triển Đồng bằng sông Cửu Long phải tháo gỡ được các nút thắt về hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống cao tốc, hạ tầng y tế, giáo dục, thích ứng biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng… Cùng với đó phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường kết nối để sản xuất lớn, đẩy mạnh chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp.

Thủ tướng tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của người dân và doanh nghiệp, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhanh và bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu…

Biến đổi khí hậu gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

Biến đổi khí hậu gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

Khai thác cát quá mức làm gia tăng sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long

Khai thác cát quá mức làm gia tăng sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ