Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khi nông nghiệp xoay trục

Kinhtedothi - Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay và thặng dư thương mại toàn ngành đạt 8,55 tỷ USD.

Đó là con số được đánh giá là kỳ tích của ngành nông nghiệp trong bối cảnh thiên tai chồng chất suốt năm qua. Đặc biệt, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau, củ quả đã vượt cả lúa gạo, dầu thô cho thấy sự xoay trục ngành hàng trong tái cơ cấu nông nghiệp đang phát huy hiệu quả rõ rệt.
2017 là một năm đầy khó khăn với ngành nông nghiệp khi phải hứng chịu tới 16 cơn bão hoành hành suốt từ đầu năm tới cuối năm với tổng thiệt hại lên tới 60.000 tỷ đồng, riêng thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp làm giảm tăng trưởng ngành 0,13%. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ nông sản tiếp tục phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn ấy, kết quả mà ngành nông nghiệp đạt được tiếp tục khẳng định vị thế của ngành luôn đóng vai trò "trụ đỡ" của nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, trong thành công của ngành có sự quan tâm rất lớn từ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Riêng trong năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự 17 hội nghị của ngành nông nghiệp, giúp tháo gỡ nhiều khó khăn và truyền cảm hứng để ngành nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Đặc biệt, yếu tố quan trọng là cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp và hiệu quả hơn, theo hướng phát huy lợi thế của địa phương, vùng miền gắn với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cơ cấu sản phẩm đã chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành hàng, sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi.

Quả thực, nhìn vào danh mục những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp đã có sự xoay trục đáng kể. Toàn ngành vẫn duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên nhưng cơ cấu 5 mặt hàng mũi nhọn đã thay đổi khi trái cây lọt top 5 mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD, cùng với tôm, hạt điều, cà phê và đồ gỗ. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trái cây đạt mức cao nhất của toàn ngành nông nghiệp (40,5%). Rõ ràng, trong khi xuất khẩu gạo, chè, cà phê dù có sự phục hồi nhẹ trong năm 2017 nhưng đang dần mất đi vị thế thì mặt hàng trái cây ngày càng bứt phá mạnh mẽ. Đến nay, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu đi hơn 40 nước, trong đó đáng mừng là đã chinh phục được một số thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản... Xuất khẩu thủy sản, đồ gỗ cũng liên tục xác lập kỷ lục trong năm qua cho thấy sự xoay trục phần nào đã nghiêng về những mặt hàng thế mạnh mới.

Mặc dù vậy, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chưa đồng đều giữa các lĩnh vực, địa phương. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến chậm phát triển, công tác dự báo cung cầu thị trường còn bất cập, nên đã xảy ra tình trạng cung vượt cầu ở một số sản phẩm như thịt lợn, dưa hấu... Chính vì vậy, câu chuyện tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục là bài toán chính trong năm 2018, đặc biệt là bám sát theo 3 trục sản phẩm mà Bộ NN&PTNT đã xác định gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm cấp tỉnh/TP và nhóm đặc sản làng/xã.

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp năm 2017, triển khai kế hoạch năm 2018 tổ chức ngày 4/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh yêu cầu phải tạo chuyển biến rõ nét hơn, thực chất hơn trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó đổi mới tư duy, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, thông minh để đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản năm 2018 đạt mốc 40 tỷ USD.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ