Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khô sặc bổi - món ăn dân dã từ trăm năm mở cõi

Kinhtedothi - Mỗi dịp xuân về, trong món lai rai ngày Tết của người miền Tây, không thể thiếu một món ăn dân dã có từ trăm năm mở cõi đó là khô sặc bổi. Nhưng ngon nhất, phải là khô sặc bổi vùng U Minh.

Đậm đà chất dân dã

Đồng bằng sông Cửu Long là thủ phủ cá nước ngọt nên đâu đâu cũng có cá sặc bổi. Nhưng trữ lượng thiên nhiên lớn và nổi tiếng nhất phải là con cá sặc bổi (hay còn gọi là cá bổi) ở vùng U Minh.

Xưa, mỗi mùa chụp đìa giáp Tết, cá ăn không hết người dân U Minh làm mắm, khô để trữ lại ăn quanh năm. Cá khô bổi được trữ bằng cách phơi khô, vùi trong bồ lúa. Lúa sẽ hút ẩm và chống lên men cho cá, khi ăn mới lấy ra nướng hoặc chiên, thịt vẫn tươi trong béo ngậy dù đây là loại cá có lượng mỡ rất lớn.

Ông Lê Minh Đức, chủ cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Đức khóm 7 thị trấn Rạch Ráng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Ảnh: Hoàng Quân.

Do vùng U Minh Hạ (Cà Mau) và U Minh Thượng (Kiên Giang) mùa mưa ngập nước, lại được rừng tràm trầm thủy che chắn thành nơi lý tưởng cho phù du rong tảo sinh sôi tạo thành thức ăn khoái khẩu cho loài cá này.

Thêm nữa, ở Cà Mau, chất phèn nặng đặc trưng trong nước rừng tràm U Minh thấm chút nước mặn của vùng ngọt lợ, đã làm nên cái chất ngọt dai, béo thơm làm nên đặc trưng ngon riêng biệt của con cá sặc bổi nơi đây.

Phơi khô bổi nắng phải đủ vừa nhẹ, không gắt nhưng phải đủ khô. Ảnh: Hoàng Quân.

Thật ra, cá sặc bổi tươi làm các món ăn đều không ngon bằng các loại cá đồng khác, dù trứng cá bổi có độ béo hơn nên nó chỉ ngon nhất khi làm khô.

Cách làm và ăn món khô bổi cũng không cầu kỳ. Ngày Tết chỉ cần ít phút chuẩn bị, gia chủ có thể nhanh chóng bưng ra món khô sặc bổi chiên, nướng để cùng khách nhâm nhi.

Cá bổi khô được nướng lên, đập sơ để cá bung thịt ra, loại bỏ xương và phần cháy khét. Phần nạc đem trộn với xoài chua băm sợi hay lá sầu đâu sẽ có ngay món gỏi tuyệt vời để đưa cay. Hoặc đem chiên, nướng, ăn với cháo trắng hay để vào nồi cơm hấp chín cũng có món cá khô bổi lạ miệng.

Bảo tồn nghề đặc sản trứ danh

Cuối năm, gió trở chướng, nắng khô, ruộng đồng rút nước cũng là lúc đến mùa thu hoạch cá đồng U Minh (Cà Mau) để làm khô cá. Năm nay, dịch Covid-19 kéo dài khiến sức tiêu thụ giảm mạnh so với mọi năm. Nhưng không vì thế mà sức hút của con cá khô bổi giảm đi.

Tháng 11 đến tháng 4 âm lịch hàng năm là mùa thu hoạch và sản xuất cá khô bổi truyền thống. Ảnh: Hoàng Quân.

Để có được con cá khô bổi đúng hương vị xưa, cách làm không hề đơn giản. Theo ông Lê Minh Đức (chủ một cơ sở cá khô bổi, ở khóm 7 thị trấn Rạch Ráng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau - PV) làm khô bổi phải có bí quyết riêng. Do đây là loại cá có lượng mỡ cao nên phải muối mặn để giữ lâu, còn muối nhạt dễ hỏng nhưng mặn quá lại không ngon nên việc muối cá cũng lắm công phu.

Cá bổi tươi, làm sạch để giảm mùi tanh, khi phơi ruồi không tìm đến. Sau đó, muối mặn một đêm, rồi rửa sạch mới đem phơi. Không những vậy, còn phải phơi nắng đủ, dịu vừa không gắt thì cá mới ngon và dai, giữ được nguyên mùi mỡ đặc trưng khi chế biến. Nhờ đó, sản phẩm của cơ sở ông Đức được công nhận OCOP (Chương trình "mỗi xã phường một sản phẩm" - PV) từ lâu.

Khô sặc bổi chiên. Ảnh: Hoàng Quân.

Chính cách chế biến theo kiểu truyền thống như vậy, mà con cá khô sặc bổi của ông Đức nức tiếng khắp mọi miền, dịp Tết bán được 30 - 40 tấn. Năm nay, do dịch Covid-19, đơn hàng ít đi nhiều nhưng cơ sở của ông Đức cũng bán được hơn 5 tấn.

Khô cá bổi trộn gỏi xoài, món ăn yêu thích đậm đà hương vị dân dã. Ảnh: Hoàng Quân.

Ngày 22/12/2011, Cục Sở hữu trí tuệ đã công nhận sản phẩm cá khô bổi U Minh là nhãn hiệu tập thể. Theo đánh giá, cá sặc bổi là được xem là loài cá nạc, có thể giúp bổ xương, là nguồn cung cấp dồi dào các chất đạm, muối khoáng (chủ yếu các vitamin nhóm B), có thể thay thế cá rô đồng trong các phương thuốc bổ dưỡng, hay nấu cháo cho các bệnh nhân ở giai đoạn hồi sức sau cơn bệnh nặng.

Đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 330 cơ sở làm nghề cá khô bổi truyền thống, thu hút khoảng 2.500 lao động, tập trung chủ yếu ở các huyện có diện tích lâm phần rừng U Minh gồm: Trần Văn Thời, Thới Bình và U Minh.

Cà Mau và Bạc Liêu đưa ra 2 phương án đón giao thừa xuân Nhâm Dần 2022

Cà Mau và Bạc Liêu đưa ra 2 phương án đón giao thừa xuân Nhâm Dần 2022

Tuổi 25 Cà Mau mặc thêm áo mới

Tuổi 25 Cà Mau mặc thêm áo mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

18/12/2024 | 12:14

Kinhtedothi - Không những là lực lượng chủ lực đảm bảo quốc phòng an ninh tại TP, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Hồ Chí Minh còn đi đầu giúp Nhân dân trong đại dịch Covid-19. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, LLVT TP vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 3.

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

16/12/2024 | 23:06

Kinhtedothi- Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng triệu người con trên khắp đất nước đã cống hiến tuổi xuân, anh dũng chiến đấu và ngã xuống cho độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Trong đó có liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát, sẽ được truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND vào ngày 18/12/2024.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

29/08/2024 | 14:29

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28/08/2024 | 15:59

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ