Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khoảng trống pháp luật về quản lý chung cư mini

Kinhtedothi - Mặc dù là loại hình nhà ở chung cư mini đang rất phổ biến tại các đô thị lớn nhưng trong các văn bản quy phạm pháp luật thì hầu như thiếu những quy định cụ thể cho loại hình này và như vậy hệ luỵ tất yếu sẽ xảy ra.

Những khoảng trống “chết người”

Theo Luật Nhà ở 2014, khái niệm nhà ở riêng lẻ được định nghĩa là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

Cũng theo văn bản này, nhà chung cư được hiểu là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Thạc sĩ Trần Thị Thanh Ý - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển đô thị

Dẫn ra những quy định trong Luật Nhà ở để thấy mặc dù loại nhà ở “chung cư mini” không được chỉ tên và định nghĩa một cách rõ ràng nhưng lại dễ nhận diện bởi nó phù hợp với loại hình nhà ở căn hộ, nhiều tầng cho thuê đang phát triển ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Sau những vụ cháy trong thời gian vừa qua và đặc biệt là vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội hôm 12/9 đã có nhiều người đặt câu hỏi về công tác an toàn cháy của loại hình nhà ở này.

Theo Nghị định 06/2021/NĐ- CP (Nghị định 06) hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, Thông tư 10/2021/BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 06 quy định đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên hoặc có từ 2 tầng hầm trở lên, hồ sơ thiết kế phải được thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấy phép xây dựng. Việc thiết kế và thẩm tra thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện.

QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình cũng quy định: nhà ở riêng lẻ có chiều cao từ 7 tầng trở lên hoặc có 1 - 3 tầng hầm; nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh với diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh chiếm trên 30% tổng diện tích sàn phải tuân thủ các quy định về an toàn cháy theo văn bản này.

Điều này có nghĩa là nhà ở dưới 7 tầng khi xin giấy phép xây dựng, hồ sơ xin giấy phép xây dựng chỉ cần đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng, mật độ, chiều cao, khoảng lùi, chỉ giới mà không phải thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy. QCVN 06 không yêu cầu cụ thể về phòng cháy đối với nhà ở riêng lẻ dưới 7 tầng (trừ nhà kết hợp kinh doanh).

Đây chính là kẽ hở, bởi loại hình chung cư mini là loại hình nhà cho thuê trọ, tập trung đông người trong cùng một thời điểm; đối tượng thuê khác nhau: công nhân, sinh viên, gia đình trẻ…; tập trung nhiều thiết bị đun nấu (bếp ga, bếp điện...). Tầng hầm thường được bố trí là nơi để xe, nơi sạc điện nên có nguy cơ cháy nổ rất cao.

Do sở hữu khu đất là của cá nhân nên thường có diện tích hẹp, lối thoát nạn duy nhất chính chỉ là cầu thang bộ, do vậy khi xảy ra cháy, thời gian thoát người lâu. Hầu hết không có lối thoát từ ban công, logia bởi đã bị hàn kín bằng lồng sắt; không được trang bị phương tiện báo cháy tự động.

Khu đất xây dựng thường xen kẹt trong các khu dân cư có mật độ cao, không có đường cho xe chữa cháy tiếp cận. Lối ra vào tầng hầm thường sử dụng cửa cuốn hoặc cửa sắt xếp.

Là công trình phục vụ cho nhiều căn hộ với số lượng từ vài căn hộ đến vài chục căn hộ, tuy nhiên các quy định về cấp phép xây dựng vẫn chủ yếu áp dụng theo nhà ở riêng lẻ. Do vậy, chủ đầu tư thường không tuân thủ các quy định của pháp luật như thay đổi công năng sử dụng, xây dựng không phép, xây dựng sai phép, xây dựng sai quy hoạch, lấn chiếm không gian, chia nhỏ căn hộ, tự ý nâng tầng... rồi tự do mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng sang kinh doanh, dịch vụ…

Nếu không sớm kiểm soát, việc xây dựng chung cư mini tràn lan có thể làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị. Ảnh: Hải Linh

Là loại hình nhà ở riêng lẻ, được tự tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình (chủ yếu là do các đội xây dựng tự thiết kế, thi công theo kinh nghiệm) dẫn đến thiếu các kiến thức đầy đủ về thiết kế an toàn cháy cho nhà. Hầu hết các cầu thang thoát hiểm (cũng chính là cầu thang bộ của toàn nhà) đều được thiết kế như cầu thang bình thường.

Trong khi theo quy định, cầu thang thoát hiểm phải được sử dụng các vật liệu chống cháy để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Buồng thang thoát hiểm phải được thiết kế có thông gió điều áp (có áp suất không khí dương, giúp điều tiết áp suất không khí để không tụ khói trong buồng thang, hạn chế phát tán khí độc, khói ra hành lang, không gian chung) .

Thang phải có lối lên mái trong những trường hợp khẩn cấp. Còn cửa thoát hiểm phải là cửa ngăn cháy. Loại cửa này luôn ở trạng thái được đóng kín có vai trò giúp ngăn chặn hỏa hoạn tối ưu khi di chuyển ra cầu thang thoát hiểm. Trong khi đó, trong thực tế cửa thoát hiểm ở các chung cư mini luôn ở trạng thái mở thậm chí bị chặn hoặc tại nhiều chung cư đây là chỗ để vật dụng, đôi khi còn là chỗ đun nấu…

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Trước hết, phải hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về loại hình nhà ở này. Nếu coi loại hình chung cư mini là đối tượng được điều tiết bởi văn bản luật, cần phải có định nghĩa rõ ràng trong văn bản quy phạm pháp luật.

Việc quy hoạch và cấp phép xây dựng phải rõ ràng, cụ thể. Đối với các khu vực xây dựng trong ngõ, hẻm phải đảm bảo có đường cho xe chữa cháy, có trụ nước chữa cháy. Cần sớm đưa ra những quy định riêng đối với chung cư mini, từ diện tích đất đủ điều kiện xây dựng, mật độ xây dựng, tầng cao, các quy định về an toàn cháy.

 

Về quy hoạch, theo QCVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng thì với diện tích khu đất xây dựng từ 100 - 200m2 cho phép mật độ xây dựng từ 70 - 100%. Như vậy, việc xây dựng lối thoát hiểm, cơ sở vật chất phòng cháy chữa cháy hầu như chỉ mang tính hình thức. Mặt khác các chung cư mini thường được xây dựng trong các ngõ, hẻm nhỏ nên khi xảy ra cháy, khả năng chữa cháy và cứu hộ bị ảnh hưởng rất lớn trong khi thời gian vàng để chữa cháy, cứu hộ người bị nạn là không nhiều.

Nếu không sớm kiểm soát, việc xây dựng chung cư mini tràn lan có thể làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị, gây áp lực lên hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Việc thực hiện thiết kế, xây dựng phải là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật và phải được thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình và thẩm duyệt PCCC trước khi xin cấp giấy phép xây dựng. Phải đưa yêu cầu thẩm duyệt PCCC cho tất cả các loại hình công trình, nhất là các công trình có số lượng người tập trung cùng một thời điểm cao; xây dựng trong các khu đất xen kẹt, mật độ dân số cao.

Để hạn chế phát triển tràn lan chung cư mini, cần xem xét lại quy định trong Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99/2015/NÐ-CP. Tại điều 46 của Luật Nhà ở đã quy định “trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ 2 tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ 2 căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó”. Quy định này chính là cơ sở để phát triển nở rộ loại hình nhà chung cư mini, thậm chí đã bị lợi dụng để xây dựng nhà ở riêng lẻ trái phép, sai phép trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động cấp phép và giám sát xây dựng. Xử lý nghiêm các hoạt động vi phạm. Cuối cùng để giải quyết tận gốc vấn đề này, cần phải giải quyết nhu cầu về nhà ở của người dân. Cần đẩy mạnh phát triển quỹ nhà ở xã hội và có giải pháp để người thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận. Có như vậy mọi người dân mới đảm bảo được sống trong an toàn và hạnh phúc.

 

 

 

Chung cư mini- Hàng loạt lỗ hổng pháp lý

Chung cư mini- Hàng loạt lỗ hổng pháp lý

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ