Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Ba Vì

Kinhtedothi - Sau 15 năm sáp nhập về Thủ đô, diện mạo vùng dân tộc thiểu số 7 xã miền núi tại huyện Ba Vì đã có nhiều thay đổi, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

Ngày 1/8/2023, đánh dấu tròn 15 năm kể từ ngày Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII. Trải qua hơn 1 thập kỷ, huyện Ba Vì đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện trong tất cả các lĩnh vực như: Kinh tế tăng trưởng khá, thu ngân sách năm 2022 đạt 511.700 triệu đồng, bằng 155,4% kế hoạch TP giao, 104,6% kế hoạch huyện giao, bằng 145,65% so năm 2021. Đặc biệt, là địa bàn có khoảng 28 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số, sống tập trung chủ yếu ở 7 xã miền núi, chiếm tỷ lệ 37,1%. Trong đó xã Ba Vì là xã có chiếm tỷ lệ cao nhất với 93,4% là đồng bào dân tộc Dao. Sau 15 năm sáp nhập về Thủ đô, diện mạo vùng dân tộc thiểu số 7 xã miền núi đã có nhiều thay đổi, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

Diện mạo vùng dân tộc thiểu số 7 xã miền núi tại huyện Ba Vì đã có nhiều thay đổi, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12.

Cụ thể, năm 2011, 7 xã miền núi có 2.693 hộ nghèo chiếm 13,15 %. Đến năm 2023 trên địa bàn 7 xã miền núi có 177 hộ nghèo, tỷ lệ giảm còn 0.69%. Theo quyết định 447/QĐ-UBDT, ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc T.Ư giai đoạn 2013 - 2015, huyện Ba Vì có 1 xã và 13 thôn đặc biệt khó khăn. Qua quá trình đầu tư, phát triển đến năm 2022, 7 xã: Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Ba Trại đều thuộc khu vực I; Không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, những năm qua, huyện Ba Vì luôn quan tâm thực hiện các chế độ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là chính sách đối với người có uy tín góp phần phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống nhân dân; cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số luôn được TP, huyện Ba Vì coi trọng.

"Huyện Ba Vì đang xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao phong phú, đậm đà bản sắc truyền thống. Ngoài việc tổ chức các lễ hội, sưu tầm, bảo quản hiện vật, nhiều bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số còn được quan tâm khôi phục và phát triển như: Trang phục, nhạc cụ, các phong tục, tập quán tốt đẹp, làng nghề truyền thống và tiếng nói đặc biệt là của đồng bào Mường, Dao. Đó là việc phục dựng lại lễ hội Tản Viên Sơn, sinh hoạt văn hóa cộng đồng thôn bản, củng cố lại các đội cồng chiêng, tết nhảy, múa chuông, múa rùa, bắn nỏ, hát ru … Nhiều nét văn hóa của dân tộc thiểu số bị mai một đang từng bước được khôi phục, lưu truyền như: Tiếng nói, trang phục, hát sắc bùa, múa Mường cổ, văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường, lễ cấp sắc của người Dao" - ông Đỗ Mạnh Hưng cho biết.

Năm 2023, trên địa bàn huyện Ba Vì, 7 xã miền núi có 177 hộ nghèo, tỷ lệ giảm còn 0.69%.

Cùng với việc gìn giữ những bản sắc văn hóa của đồng bào vùng dân tộc thiểu số, chính quyền địa phương cũng tích cực vận động đồng bào bỏ dần các hủ tục lạc hậu, bài trừ tệ nạn, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh. Các xã tiêu biểu trong việc tích cực tổ chức, thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với nhiệm vụ bảo tồn giá trị truyền thống trên địa bàn là: Vân Hòa, Yên Bài, Ba Trại và Ba Vì…

Sau 15 năm sáp nhập về Thủ đô Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Vì đã được quan tâm, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; bảo tồn, gìn giữ, lan tỏa nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Mường, người Dao và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa đó trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ