Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không lo thiếu hụt dự trữ lúa gạo

Kinhtedothi - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều nước trên thế giới gia tăng dự trữ lúa gạo.

 Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường 
Trước bối cảnh trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạm dừng xuất khẩu mặt hàng này nhằm bảo đảm an ninh lương thực. Báo Kinh tế & Đô thị có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường xung quanh vấn đề nguồn cung lúa gạo.
Hiện nhiều người quan ngại việc sản lượng lúa gạo không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Dịch Covid-19 lan rộng nên nhu cầu thu mua gia tăng tại nhiều quốc gia. Mặc dù vậy, tôi cho rằng, Việt Nam vẫn bảo đảm đủ lương thực cung ứng trong nước. Bởi với tình hình thời tiết hiện nay, diện tích canh tác lúa gạo năm 2020 của Việt Nam ước đạt 7,3 triệu ha và sản lượng sẽ đạt khoảng 43,5 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng và dự trữ gạo của cả nước năm 2020 dự kiến chỉ khoảng 30 triệu tấn. Do đó, việc thiếu lương thực gần như sẽ không xảy ra.
Việc Trung Quốc và Thái Lan giảm sản lượng do ảnh hưởng của hạn hán và dịch Covid-19 có thể khiến thị trường lúa gạo thế giới bị xáo trộn. Ngành nông nghiệp có kế hoạch gì trước tình hình này?
- Thực tế, nếu nhu cầu thế giới tăng, Bộ NN&PTNT có thể sẽ tính đến việc tăng diện tích canh tác lúa khoảng 50.000ha vào vụ Thu Đông 2020. Tuy nhiên, việc tăng diện tích này cần được tính toán chặt chẽ trên cơ sở cung cầu. Ngoài ra, để có thể tăng diện tích canh tác lúa sẽ phải cập nhật khảo sát về điều kiện nguồn nước. Mặc dù vậy, những năm qua, điều kiện nguồn nước cơ bản thuận lợi để chúng ta kiểm soát được việc tăng giảm diện tích lúa này.
Theo Chiến lược an ninh lương thực đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần thêm 2 triệu tấn gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho khoảng 104 triệu dân. Làm thế nào để có thể bảo đảm an ninh lương thực trước yêu cầu trên, thưa ông?
- Với diện tích canh tác hiện nay, Việt Nam vẫn sẽ bảo đảm an ninh lương thực. Tuy nhiên, lượng gạo xuất khẩu có thể sẽ biến động. Mặc dù vậy, cá nhân tôi cho rằng, chúng ta không nhất thiết phải đặt mục tiêu xuất khẩu đến 6 – 6,7 triệu tấn gạo như những năm vừa qua. Thay vào đó, hoàn toàn có thể tăng sản lượng xuất khẩu các ngành hàng chuyển đổi từ đất lúa truyền thống như rau củ, trái cây, thuỷ sản... Đây đều là những nông sản Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng mang lại giá trị kinh tế cao.
Xin cảm ơn ông! 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ