Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không sử dụng điện thoại trên lớp

Kinhtedothi - Mới đây, nhóm phụ huynh của một trường học tại Hà Nội nhận được thông báo của nhà trường về việc thực hiện mô hình “Lớp học không điện thoại”.

Mới đây, nhóm phụ huynh của một trường học tại Hà Nội nhận được thông báo của nhà trường về việc thực hiện mô hình “Lớp học không điện thoại”.

Theo đó, nhà trường sẽ trang bị mỗi lớp học 1 tủ đựng điện thoại có khóa. Vào đầu buổi học, học sinh sẽ cất điện thoại vào từng ô theo thứ tự danh sách lớp học trong tủ và cán bộ lớp phối hợp giáo viên kiểm đếm khóa tủ.

Cuối buổi học, các học sinh sẽ được trả điện thoại. Nếu học sinh nào có công việc đột xuất cần điện thoại thì sẽ đến phòng chờ giáo viên để được hỗ trợ. Trường cũng cung cấp số điện thoại để phụ huynh liên lạc con em mình khi cần...

Trường này cũng có các biển báo “Khu vực cấm sử dụng điện thoại”; “Lớp học không sử dụng điện thoại”.

Thực tế, việc trường học nói trên áp dụng mô hình “Lớp học không điện thoại” cũng không mới bởi nhiều trường đã thực hiện và được dư luận hoan nghênh.

Việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học đã có thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tại Hà Nội, Sở GD&ĐT cũng đã có văn bản hướng dẫn các trường học quản lý chặt chẽ việc học sinh sử dụng điện thoại.

Đó là những văn bản hướng dẫn giúp nhà trường, giáo viên mạnh tay thu giữ tạm thời điện thoại của học sinh.

Về phía phụ huynh, theo khảo sát của một tờ báo trên 13.600 người cho thấy, có đến 91% số người được khảo sát đồng ý việc siết sử dụng điện thoại học sinh trong trường học.

Một phụ huynh chia sẻ: “Chúng tôi rất mừng nếu nhà trường kiểm soát được việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Đa số chúng dùng điện thoại để lướt mạng vô ích, thậm chí chơi game mang tính bài bạc”.

Phụ huynh này tâm sự: “Hồi còn đi học phổ thông, chúng tôi cũng thường giấu sách truyện dưới gầm bàn để đọc. Đây cũng là việc không đúng vì lẽ ra giờ nào việc nấy. Nhưng đọc sách so với lướt mạng trên điện thoại đỡ tai hại hơn nhiều vì nó không gây nghiện, hầu như không gây tác hại về thể chất, lại còn có thể làm phong phú thêm kiến thức xã hội, đời sống tinh thần cho người đọc”...

Xã hội phát triển, việc học sinh sử dụng điện thoại thông minh trở nên phổ biến. Điều đáng lo là, học sinh dễ nghiện điện thoại, nghiện chơi game, xem những điều không đáng xem... Thậm chí, một số em còn gây mâu thuẫn trên mạng xã hội rồi hẹn nhau giải quyết bằng bạo lực.

Việc ngành giáo dục cùng các trường học quản lý chặt chuyện học sinh sử dụng điện thoại là nên làm và nên làm từ lâu. Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên tăng cường cho học sinh những hình thức giải trí, vận động thể chất khác, như cho các em tiếp xúc nhiều với sách (cha đẻ I phone là Steve Jobs cấm thành viên trong gia đình dùng điện thoại khi về nhà, xây dựng tủ sách đồ sộ); xây dựng các câu lạc bộ thể dục - thể thao...

Điều nữa, vấn đề vô lý là nhà trường cấm học sinh cầm điện thoại trên lớp nhưng lại giao bài tập trên phương tiện này. Đây là điều cần thay đổi ngay.
Mong rằng mô hình “Lớp học không điện thoại” sẽ phổ biến trong cả nước, không chỉ dừng lại ở biện pháp quản lý mà còn trở thành nét văn hóa học đường.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tại sao mức phạt tăng?

Tại sao mức phạt tăng?

10/01/2025 | 13:16

Kinhtedothi - Những ngày gần đây dư luận tập trung chú ý đến nhiều mức phạt vi phạm khi tham gia giao thông.

Ám ảnh... chân mày phong thủy

Ám ảnh... chân mày phong thủy

03/01/2025 | 09:29

Kinhtedothi - Anh B. là công nhân thợ hàn rất giỏi tay nghề, siêng năng. Anh là một người trong nhóm thợ giỏi nhất của công ty, thường xuyên được cử làm những công trình khó; có khi đi sang Thái Lan, Hàn Quốc... để hàn những mối hàn phức tạp.

Hài nhảm trên mạng xã hội

Hài nhảm trên mạng xã hội

27/12/2024 | 09:55

Kinhtedothi - Đó là nỗi lo có thật và ngày càng lớn dần lên vì những loại nhảm nhí này xuất hiện ngày càng nhiều.

Pháo nổ tự chế - đến hẹn lại lo

Pháo nổ tự chế - đến hẹn lại lo

06/12/2024 | 09:54

Kinhtedothi - Mới đây, một phụ huynh lo lắng ra mặt khi cô giáo chủ nhiệm lớp con mình thông báo vừa xảy ra tai nạn nổ pháo tự chế, ở trường học xã bên, học sinh chế pháo bị thương nặng.

Tin tài trợ