Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần tăng nặng mức phạt với hành vi vừa lái xe vừa dùng điện thoại

Kinhtedothi - Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại là hành vi nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Trên thực tế, hành vi này vẫn bị nhiều người sử dụng phương tiện chủ quan, xem nhẹ.

Tai nạn chực chờ

Một tay lái xe máy, một tay dùng điện thoại di động là hình ảnh không khó bắt gặp trên nhiều tuyến đường tại Hà Nội. Từ các bạn trẻ, tài xế công nghệ, người giao hàng đến cả một số người có học thức… đều có hành vi này.

Có trường hợp người sử dụng phương tiện không đội mũ bảo hiểm, vô tư dùng điện thoại khi tham gia giao thông, thậm chí đang chở cả con nhỏ trên xe.

Người sử dụng phương tiện vô tư vi phạm pháp luật về giao thông.

Một tài xế công nghệ cho biết, điện thoại là vật bất ly thân trong công việc nên luôn phải dùng điện thoại để dò đường, nhận đơn. Một người khác thì cho rằng sử dụng điện thoại khi đi đường để xử lý công việc gấp, nhưng cũng có người do thói quen lướt mạng hoặc dùng để nhắn tin, xem giờ…

Muôn vàn lý do được nhiều người sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông đưa ra cho thấy hành vi nguy hiểm này đang thực sự bị xem nhẹ.

Thực tế, đã có nhiều trường hợp xảy ra va chạm giao thông vì sử dụng điện thoại như: ngày 8/1/2022, camera hành trình của một ô tô ghi lại cảnh một nam thanh niên đi xe máy dùng một tay điều khiển xe, một tay dùng điện thoại nên không phát hiện 1 ô tô đang dừng đỗ ở phía trước. Khi đến gần ô tô người này đã giật mình không xử lý kịp nên đâm vào đuôi chiếc xe và ngã văng xuống đường.

Ngày 17/2/2022, một video đăng tải trên mạng xã hội ghi lại cảnh một người phụ nữ lái xe máy chỉ điều khiển phương tiện bằng một tay, tay còn lại sử dụng điện thoại nên không để ý ở sát vỉa hè bên phải đường đang có một ô tô dừng đỗ sai quy định. Hậu quả người phụ nữ đâm sầm vào chiếc ô tô, rất may chỉ bị thương ngoài da.

Một vụ tai nạn khác xảy ra ngày 15/5/2023 tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2, thị xã  Bến Cát, tỉnh Bình Dương, một người phụ nữ vừa đi bộ vừa chăm chú xem điện thoại đã không chú ý một chiếc xe tải đi lùi nên bị tông trúng và cuốn vào gầm xe. Rất may sau đó, nạn nhân vẫn có thể ngồi dậy.

Một nam thanh niên mải sử dụng điện thoại đâm vào đuôi xe ô tô.

Ngày 1/5/2024 trên đường Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, camera hành trình từ một ô tô đã ghi lại cảnh một thanh niên mặc áo tài xế công nghệ vừa lái xe máy vừa sử dụng điện thoại đã đâm vào đuôi xe ô tô đi cùng chiều.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, có khoảng 80% vụ tai nạn giao thông xảy ra do lái xe mất tập trung (khoảng 3 giây) và do bấm điện thoại di dộng (khoảng 5 giây).

Chính vì thế, pháp luật đã quy định người đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông không được nghe điện thoại. Trong trường hợp khẩn cấp thì phải tấp xe vào lề đường, dừng xe rồi mới nghe điện thoại. Nhưng thực tế việc tuân thủ của người tham gia giao thông vẫn còn hạn chế.

Tăng chế tài răn đe

Theo chuyên gia giao thông, thạc sỹ Đỗ Cao Phan, sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ làm người lái xe mất tập trung, khó giữ được khoảng cách an toàn với các phương tiện khác. Lúc này phản xạ và cảm nhận xung quanh của tài xế giảm đi đáng kể.

Nhiều trường hợp do mất tập trung đã không thể phản ứng kịp khi xảy ra tình huống bất ngờ, gây va chạm, thậm chí xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đặc biệt, khi xe lưu thông trên quốc lộ, đường cao tốc, nếu xử lý tình huống không kịp thời khi đang chạy tốc độ cao sẽ gây hậu quả khó lường.

Vô tư dùng điện thoại, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đáng chú ý tại dự thảo Nghị định, Bộ Công an đề xuất mức xử phạt 2 - 3 triệu đồng đối với hành vi “Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.

Mức xử phạt này đã cao hơn so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng với hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.

Ngoài việc phải chịu mức phạt tiền như trên, khi người điều khiển xe mô tô hay xe gắn máy (kể cả xe máy điện) hay các loại xe tương tự như xe mô tô, xe gắn máy vi phạm lỗi trên còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 04 tháng nếu người lái xe thực hiện hành vi vi phạm và gây ra tai nạn giao thông.

Quy định như trên cơ bản đã tăng tính răn đe, nhưng các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo an toàn giao thông thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó cần ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe, để người dân nhận thức được sự nguy hiểm.

Trước đây, việc xử lý hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe bị xem nhẹ do vi phạm diễn ra trong thời gian ngắn, người sử dụng phương tiện thường chối cãi do không có bằng chứng.

Sắp tới khi việc tăng cường phạt nguội thông qua camera giám sát và sử dụng hình ảnh vi phạm do người dân cung cấp để xử phạt được lực lượng chức năng thực hiện sâu rộng sẽ góp phần hạn chế vi phạm nêu trên.

Người tham gia giao thông cần nhớ, đừng thờ ơ với sinh mạng của chính mình và người khác khi lái xe, tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động khi đang tham gia giao thông dưới bất kì hình thức nào để đảm bảo an toàn giao thông.

Tai nạn nghiêm trọng: nói mãi chuyện ý thức giao thông

Tai nạn nghiêm trọng: nói mãi chuyện ý thức giao thông

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông

Gia tăng số vụ tai nạn giao thông

Gia tăng số vụ tai nạn giao thông

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ