Khu kinh tế ven biển phía Nam sẽ thành động lực phát triển của Hải Phòng
Kinhtedothi - Ban Cán sự Đảng UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam TP và đã được Thành ủy đồng ý, thống nhất cao báo cáo xin ý kiến Trung ương.
Ngày 4/6, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về kết quả thu hút FDI trên địa bàn TP và Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng.
Việc xây dựng Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng là thực hiện khát vọng phát triển TP theo đúng tinh thần Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố. Phấn đấu đến năm 2025, trở thành TP công nghiệp theo hướng hiện đại; Đến năm 2030, trở thành TP công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.
Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên cho biết, việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam là một chủ trương lớn của TP.
Ban cán sự Đảng UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng Đề án, được Thành uỷ đồng ý, thống nhất cao báo cáo xin ý kiến Trung ương.
Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng có tổng diện tích 20.000 ha, ven theo đường cao tốc ven biển, khu vực sông Văn Úc, khu vực cảng và logistics Nam Đồ Sơn, khu vực sân bay Tiên Lãng, trải dài từ quận Đồ Sơn đến huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo.
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng là Khu kinh tế sinh thái thế hệ 3.0, đa ngành; tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, logistics hiện đại; đầu mối của Hải Phòng tham gia chuỗi giá trị và cung ứng khu vực và thế giới; quan tâm giữ gìn giá trị văn hóa và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.
Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng sẽ được định hướng triển khai khu thương mại tự do, được ưu tiên phát triển các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm logistics tầm cỡ quốc tế, các đô thị dọc theo tuyến đường bộ ven biển, tận dụng lợi thế của khu quy hoạch cảng Nam Đồ Sơn và cảng hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng.
Đến năm 2030, Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng trở thành động lực chủ đạo của nền kinh tế TP Hải Phòng, tương đương với 80% năng lực của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải năm 2023.
Khu kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối với các khu kinh tế lân cận, tạo thành chuỗi khu kinh tế ven biển, làm động lực phát triển của cả vùng.
Theo bà Đào Khánh Hà - Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng, khi triển khai thực hiện sẽ tác động đến nhiều vấn đề, như: giải phóng mặt bằng, tái định cư, thay đổi cơ cấu việc làm…
Vì vậy cần có sự phối hợp của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, báo cáo viên, phóng viên, cộng tác viên dư luận xã hội, hệ thống Tuyên giáo toàn TP thực hiện tốt việc nắm bắt dư luận xã hội, thông tin, giải đáp thắc mắc của người dân kịp thời để tạo sự đồng thuận cao của toàn thể Nhân dân trong triển khai thực hiện", Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng chỉ đạo.
Hải Phòng nghiêm cấm việc dạy hè cho trẻ mầm non năm tuổi vào lớp một
Kinhtedothi-Ngày 28/5, thông tin từ Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết đơn vị này đã quán triệt nội dung từ ngày 1/6 đến ngày 15/8, các trường tiểu học, THCS, THPT tuyệt đối không tổ chức dạy hè, không dạy trước cho trẻ mầm non 5 tuổi vào lớp 1 dưới mọi hình thức.
Kết quả điều tra vụ cháu bé 5 tuổi nghi bị đánh ở Hải Phòng
Kinhtedothi - UBND quận Lê Chân, TP Hải Phòng vừa có Báo cáo 287/BC-UBND về kết quả điều tra, xác minh sự việc liên quan đến sự việc trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi trường Mầm non An Dương (quận Lê Chân) bị bầm tím ở vùng lưng.
Hải Phòng lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn
Kinhtedothi - Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã đăng tải công khai Hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn bằng công nghiệp đốt rác phát điện tại Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng.