Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kịch bản nào cho giá dầu sau khi Iran tấn công trả đũa Israel?

Kinhtedothi - Các chuyên gia dự báo giá dầu có thể sớm quay lại mốc 100 USD/thùng, thậm chí cao hơn nếu căng thẳng giữa Iran và Israel tiếp tục leo thang.

Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đã khiến giá dầu đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2023 trong phiên giao dịch ngày 12/4, do lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung.

Giới chuyên gia cảnh báo giá dầu có thể sớm cán mốc 100 USD/thùng nếu căng thẳng Iran-Israel leo thang. Ảnh: AP

Theo Reuters, tác động của cuộc xung đột Iran - Israel tới thị trường dầu mỏ toàn cầu là rất lớn vì Iran hiện là nhà sản xuất lớn thứ ba trong Tổ chức các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) với sản lượng 3 triệu thùng/ngày. Do đó, bất kỳ sự gián đoạn nào trong khả năng cung cấp cho thị trường toàn cầu đều có thể khiến giá dầu leo cao.

Ngân hàng ING nhận định, nguồn cung “vàng đen” có thể đối mặt rủi ro trong thời gian tới nếu Mỹ áp đặt thêm biện pháp trừng phạt với ngành dầu mỏ của Iran, hoặc Israel tấn công trả đũa nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Tehran.

David Bassanese, Nhà kinh tế trưởng của Betashares, nói rằng nếu Iran làm căng thẳng leo thang hơn nữa, Mỹ và các đồng minh sẽ phải chịu “áp lực mới để tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Theo ông Bassanese,  xuất khẩu dầu mỏ của Iran đã tăng lên trong vài năm qua khi Mỹ “dường như nhắm mắt làm ngơ” nhằm duy trì nguồn cung dầu trên toàn cầu.

Trong khi đó, ông Josh Young, Giám đốc danh mục đầu tư tại Công ty đầu tư dầu khí Bison Interests, nói với đài CNBC: “Tôi tin giá dầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong chu kỳ này, do xung đột địa chính trị cùng với  thiếu đầu tư vào thăm dò và phát triển trong suốt một thập kỷ qua”.

Theo chuyên gia Young, tình trạng đầu tư sản xuất dầu mỏ không đủ khiến nguồn cung ngày càng mong manh hơn và giá dầu có thể nhảy vọt lên hơn 100 USD/thùng nếu nguồn cung bị gián đoạn.

Các nhà phân tích cho rằng vấn đề then chốt đối với giá dầu trong dài hạn là liệu việc vận chuyển qua eo biển Hormuz có bị ảnh hưởng hay không.

Eo biển này nằm giữa Oman và Iran - là tuyến đường vận chuyển quan trọng, vì khoảng 20% ​​tổng nguồn cung dầu của thế giới đi qua eo biển này. Các thành viên OPEC là Ả Rập Saudi, Iran, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait và Iraq vận chuyển phần lớn dầu xuất khẩu qua eo biển Hormuz.

Trong dự báo mới nhất về giá dầu, ông Andy Lipow, Chủ tịch của Lipow Oil cho biết: “Bất kỳ cuộc tấn công nào vào các cơ sở sản xuất hoặc xuất khẩu dầu ở Iran đều sẽ đẩy giá dầu thô Brent chạm mốc 100 USD. Riêng việc đóng cửa eo biển Hormuz còn có thể khiến giá dao động từ 120 USD đến 130 USD”.

Trong phiên giao dịch ngày 15/4 tại thị trường châu Á, giá dầu đi xuống khi rủi ro với nguồn cung giảm bớt sau khi Iran thực hiện cuộc tấn công trả đũa Israel. Cụ thể, giá dầu Brent sụt 0,31% xuống 90,17 USD/thùng, còn giá dầu WTI của Mỹ giảm 0,44% về mức 85,28 USD/thùng.

Dù cho xung đột Israel - Hamas đến nay chưa cho thấy tác động rõ rệt đến nguồn cung dầu do các nhà sản xuất lớn vẫn còn dư thừa công suất dự phòng, nhưng giới phân tích vẫn dự đoán giá sẽ tăng cao trong ngắn hạn và trung hạn.

Trước đó, hôm 13/4, Iran đã phóng hơn 300 máy bay không người lái và tên lửa từ lãnh thổ nước này về phía Israel để đáp trả vụ không kích lãnh sự quán Iran ở Syria hồi đầu tháng. Đây là lần đầu tiên Iran tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Israel. Quân đội Israel tuyên bố hạ "99%" máy bay không người lái và tên lửa của Iran với sự hỗ trợ của các đối tác gồm Mỹ, Anh, Pháp và Jordan. Giới chức Israel và Mỹ khẳng định vụ tấn công không gây thiệt hại đáng kể.

Các nhà phân tích tại Citi Research cho biết, căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông kéo dài từ tháng 10/2023 đến nay đã khiến giá dầu duy trì ở mức 85-90 USD/thùng. “Dựa vào cung cầu trên thị trường trong quý 1 vừa qua, chúng tôi cho rằng nếu xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel tiếp tục leo thang, giá dầu có thể biến động lên tới hơn 100 USD/thùng tùy thuộc vào tính chất của sự kiện” -  các chuyên gia tại Citi Research cho hay.

Ngân hàng Mỹ cảnh báo sốc về giá dầu thế giới

Ngân hàng Mỹ cảnh báo sốc về giá dầu thế giới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ