Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2020: Chủ động các kịch bản ứng phó

Kinhtedothi - Đã từ 3 - 4 năm nay, việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu được đánh giá là thành công, không tăng quá cao như trước cũng không tăng thấp như năm 2015, 2016). Liệu năm nay có những vấn đề gì cần cảnh báo sau diễn biến 2 tháng đầu năm?

 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thấy gì từ các chỉ số?
Các chỉ số thống kê cho thấy, CPI tháng 1/2020 so với tháng 12/2019 tăng cao nhất so với tốc độ tăng của tháng 1 trong 7 năm qua. CPI tháng 2/2020 so với tháng 1/2020 giảm 0,17%, song cũng tăng cao nhất so với tốc độ tăng của tháng 2 trong 4 năm trước đó (của tháng 2/2016 tăng 0,42%, 2017 tăng 0,23%, 2018 tăng 0,73%, 2019 tăng 0,8%).
CPI tháng 2/2020 so với tháng 12/2019 (tức là sau 2 tháng) cũng tăng cao hơn so với tốc độ tăng của 2 tháng trong cùng kỳ của các năm 2015 giảm 0,7%, 2016 tăng 0,42%, 2017 tăng 0,69%, 2019 tăng 0,9%, 2020 tăng 1,06%).

CPI tháng 2/2020 so với tháng 2/2019 (tức là sau một năm) tăng cao nhất so với tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ trong 7 năm qua (2014 tăng 4,65%, 2015 tăng 0,34%, 2016 tăng 1,27%, 2017 tăng 5,02%, 2018 tăng 3,15%, 2019 tăng 2,64%, 2020 tăng 5,40%).
Mặc dù tốc độ tăng bình quân giá USD ở Việt Nam đã chậm lại trong 5 năm qua (2015 tăng 3,16%, 2016 tăng 2,23%, 2017 tăng 1,4%, 2018 tăng 1,29%, 2019 tăng 0,99%, bình quân 2 tháng năm nay giảm 0,15%) nhưng trong 2 tháng năm nay so với cùng kỳ đã tăng ngay từ đầu năm (tháng 1 tăng 0,22%, tháng 2 tăng 0,32%).
CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 tăng cao nhất trong 7 năm qua (2014 tăng 5,05%, 2015 tăng 0,64%, 2016 tăng 1,03%, 2017 tăng 5,12%, 2018 tăng 2,9%, 2019 tăng 2,6%, 2020 tăng 5,91%).
Đó là so sánh về thời gian. Nếu so sánh theo các nhóm mặt hàng, CPI bình quân 2 tháng năm nay có một số điểm đáng lưu ý. Cụ thể, trong 13 nhóm/mặt hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, tăng cao hơn tốc độ tăng chung có 3 mặt hàng. Tăng cao nhất là giá thực phẩm. Nguyên nhân chủ yếu do dịch tả lợn châu Phi đã tác động gần một năm, làm cho đàn lợn bị thiệt hại lớn. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp giải cứu như yêu cầu giảm tình trạng găm hàng của các cơ sở chăn nuôi lợn, cơ sở chế biến thịt lợn, đẩy mạnh phát triển các nguồn thực phẩm khác thay thế, tăng lượng nhập khẩu… nhưng do thời tiết diễn biến bất thường và nhu cầu tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán nên giá thực phẩm đã tăng 13,21%, cao hơn gấp đôi tốc độ tăng chung. Tuy nhiên, tốc độ tăng này có xu hướng giảm xuống khi đàn lợn phục hồi và thực tế tháng 2 đã giảm 0,7% so với tháng 1.
Tăng cao thứ hai là giá ăn uống ngoài gia đình (tăng 7,26%, cao hơn tốc độ tăng chung). Nguyên nhân chủ yếu cũng do giá thực phẩm và nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, tốc độ tăng này sẽ chậm lại từ tháng 3, do tác động tích cực của Nghị định 100/NĐ-CP, làm cho giá bia giảm mạnh, việc ăn nhậu đã giảm nhiều.
Tăng cao thứ ba là giao thông (6,06%), chủ yếu là tháng 1, còn từ tháng 2 đã giảm (2,5%) do giá xăng dầu giảm, cùng với nhu cầu đi du lịch, lễ hội giảm khi dịch bệnh Covid-19 từ Vũ Hán (Trung Quốc) lây lan. Ngoài các mặt hàng và dịch vụ có giá tăng cao như trên, còn có giá nhà ở và vật liệu xây dựng bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện nước, vật liệu xây dựng… cũng tăng cao (5,91%).
Bên cạnh một số mặt hàng tăng cao như trên, có một số nhóm hàng giá bình quân 2 tháng tăng thấp, như may mặc, giày dép và mũ nón (tăng 1,3%); thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 1,36%); văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 1,08%), đặc biệt bưu chính viễn thông (giảm 0,65%).
Như vậy, dù so sánh dưới các góc độ nào thì CPI 2 tháng năm nay đều cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước. Việc tăng lên này do nhiều yếu tố.
Tháng 2 của chu kỳ tính CPI (từ 21/1 - 20/2 hay từ 27/12 - 27/1 Âm lịch) có Tết cổ truyền dân tộc, nhu cầu tiêu dùng cao hơn các tháng khác trong năm. Bên cạnh đó, nhiều nước trên thế giới, nhiều đối tác thương mại lớn của Việt Nam nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua việc giảm lãi suất cơ bản xuống ở mức âm hoặc ở mức gần bằng 0 hoặc ở mức thấp hơn tỷ lệ lạm phát định hướng, tung các gói kích thích kinh tế lớn… để ngăn chặn suy thoái kinh tế, kích thích tăng trưởng. Giá cả thế giới tăng, làm cho giá hàng nhập khẩu tính bằng VNĐ tăng kép, vừa tăng do hàng nhập khẩu tính bằng USD tăng, vừa tăng do tỷ giá VNĐ/USD tăng.
 Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Co.op Mart. Ảnh: Việt Linh
Lạm phát có thể cao hơn
Bộ KH&ĐT đưa ra 2 kịch bản, trong đó dự báo tốc độ tăng CPI năm 2020 theo kịch bản 1 là 3,96% (đạt mục tiêu) và kịch bản 2 là 4,86% (cao hơn mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (4%) và đều cao hơn năm trước.
Từ diễn biến và các yếu tố tác động, cùng các kịch bản của Bộ KH&ĐT, có thể dự báo, việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu cả năm 2020 sẽ gặp khó khăn hơn mấy năm trước: Cao hơn năm trước và có thể cao hơn mục tiêu đề ra. Đó là cảnh báo cần thiết và cần có các giải pháp kịp thời.
Một giải pháp quan trọng là cùng với việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để hạn chế thiệt hại, giảm chi phí, cần tích cực duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Tăng trưởng để tăng cung hàng hóa và dịch vụ. Một giải pháp quan trọng khác là khai thác tốt việc thực hiện các Hiệp định thương mại đã đưa vào thực hiện và khẩn trương đưa Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vào thực hiện vào nửa cuối năm nay. Trong khi hoàn thiện các mặt về pháp lý, các DN cần chuẩn bị các điều kiện về sản xuất, xuất khẩu, đối tác và thị trường… để có thể thực hiện ngay khi FTA này có hiệu lực.
Hết sức cân nhắc, cẩn trọng về nhiều mặt như loại quyết định, tăng giá, liều lượng, thời gian, phạm vi khi thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quyết định giá. Cùng với đó cẩn trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá VNĐ/USD để tránh sự cộng hưởng (tăng kép về giá hàng nhập khẩu) và tâm lý găm giữ ngoại tệ, vàng...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thách thức điều hành chính sách tiền tệ

Thách thức điều hành chính sách tiền tệ

05/02/2025 | 11:45

Kinhtedothi- Năm 2025 được dự báo tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức với kinh tế Việt Nam nói chung và với điều hành chính sách tiền tệ nói riêng.

Vàng tăng dữ dội, người dân xếp hàng mua

Vàng tăng dữ dội, người dân xếp hàng mua

05/02/2025 | 11:56

Kinhtedothi - Giá vàng trong nước sáng 4/2 tiếp đà tăng mạnh, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng. Bất chấp giá vàng liên tục phá đỉnh cũ, người dân xếp hàng dài tại nhiều cửa hàng vàng tại Hà Nội để mua vào.

Tháng 1/2025, thu hút FDI tăng 48,6%

Tháng 1/2025, thu hút FDI tăng 48,6%

05/02/2025 | 12:04

Kinhtedothi - Tháng 1/2025, tổng vốn FDI đăng ký hơn 4,3 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ, vốn thực hiện trên 1,5 tỷ USD, tăng 2%.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ