Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiên Giang: Tại sao giải ngân vốn đầu tư công chưa cao?

Kinhtedothi – Tính đến nay, giải ngân vốn đầu tư công tại tỉnh Kiên Giang chỉ đạt khoảng 60% so với kế hoạch, có 11 đơn vị cấp tỉnh và 6 đơn vị cấp huyện, TP giải ngân thấp hơn mức trung bình của tỉnh, thậm chí có đơn vị không giải ngân.

Giá trị giải ngân chưa tới 60%

Theo Kế hoạch đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được HĐND tỉnh giao là 6.685.471 triệu đồng, cao hơn 1.103.735 triệu đồng so Thủ tướng Chính phủ giao. UBND tỉnh đã giao chi tiết vốn cho các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Dự án trục đường Nam Bắc (Phú Quốc) chưa thể hoàn thành do mặt bằng vướng đất rừng quốc gia. (Ảnh Hữu Tuấn)

Tính đến ngày 15/11/2023, giá trị giải ngân đạt 57,88% so với kế hoạch HĐND tỉnh giao (thấp hơn cùng kỳ năm 2022) so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 63,28%. Nguồn vốn do các Sở, ban, ngành cấp tỉnh quản lý chiếm 46,99% kế hoạch, giải ngân đạt 56,17% kế hoạch; nguồn vốn do cấp huyện, TP quản lý chiếm 53,01% kế hoạch, giải ngân đạt 59,40% kế hoạch.

Trong đó, có 38 dự án lớn, trọng điểm do các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và địa phương quản lý được bố vốn chiếm 38,62% kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh. Giá trị giải ngân đến ngày 15/11 chỉ đạt 52,00% kế hoạch.

Ước tính đến ngày 31/01/2024, giá trị giải ngân theo Nghị quyết HĐND tỉnh và Chính phủ giao đạt hơn 95%. Những đơn vị có giá trị giải ngân vốn đầu tư công cao như: Sở Thông tin & Truyền thông (94,16%); Trường Cao đẳng Sư phạm (88,16%); Sở Y tế (86,72%); Công an tỉnh (82,39%); huyện Tân Hiệp (80,41%).

Trong năm 2023, hoàn thành xây dựng mới khoảng 270km, nâng cấp, mở rộng 260km đường giao thông nông thôn, nâng số km đường giao thông nông thôn - được cứng hóa toàn tỉnh là 7.083km/9.565km đạt 74,05%; dự kiến thêm 2 huyện: An Minh và Kiên Hải được công nhận huyện nông thôn mới, 15 xã được công nhân xã nông thôn mới nâng cao và 3 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới... khởi công một số công trình trọng điểm.

Nguyên nhân chậm giải ngân

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Tính đến nay có 11 đơn vị cấp tỉnh; 6 huyện, TP có giá trị giải ngân thấp hơn mức trung bình chung của tỉnh và 1 đơn vị không giải ngân. Nhiều dự án lớn, trọng điểm (chủ yếu là các dự án giao thông) triển khai chậm do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm; quy trình, thủ tục kéo dài; còn tình trạng khiếu nại, tranh chấp. Dẫn đến phải trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh thời gian thực hiện dự án mất nhiều thời gian và phải bố trí vốn vượt thời gian theo quy định.

Trong đó, 5 dự án khởi công mới đến nay chưa hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu xây lắp làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung. Các dự án vốn ngân sách Trung ương các chủ đầu tư triển khai chậm, chưa quyết liệt đến cuối năm khả năng chỉ giải ngân 1.388.132/1.584.500 triệu đồng (đạt 87,61%) không hoàn thành kế hoạch đã được gia. Bên cạnh đó, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia các chủ chương trình trình giao vốn chậm; các chủ đầu tư thực hiện chậm, thiếu quyết liệt, đến nay nhiều công trình chưa hoặc đang đấu thầu dẫn đến giá trị giải ngân thấp.

 

Năm 2024, dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước là 10.026.272 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách địa phương: 8.807.519 triệu đồng; ngân sách Trung ương: 1.218.753 triệu đồng.

Ngoài ra, 5 dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội triển khai chậm do thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán; đấu thầu kéo dài; vướng giải phóng mặt bằng;... còn 03 dự án chưa hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp, thiết bị. Tình trạng khan hiếm nguồn cát xây dựng tiếp tục diễn ra và còn kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ, khối lượng xây dựng các công trình.

Kiên Giang: Lung linh sắc màu từ trên cao

Kiên Giang: Lung linh sắc màu từ trên cao

Kiên Giang: Kỷ luật cảnh cáo Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế

Kiên Giang: Kỷ luật cảnh cáo Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ