Friday, 08:38 13/07/2018
Kinh tế chia sẻ: Bài toán mới cho nhà quản lý
Kinhtedothi - "Kinh tế chia sẻ (KTCS) - một phương thức phát triển mới dựa trên nền tảng CNTT, đang mở ra cơ hội phát triển mới cho nền kinh tế nhưng với điều kiện quản lý Nhà nước phải bắt kịp xu hướng này" - các diễn giả tại Hội thảo quốc tế "Kinh tế chia sẻ: Các xu thế lớn và tác động tới nền kinh tế Việt Nam" do Bộ KH&ĐT tổ chức sáng 12/7 khẳng định.
Dịch vụ vận tải Uber, Grab đã trở nên phổ biến và tăng trưởng nhanh tại các nước trên thế giới. Ảnh: Thanh Hải |
Không chỉ là Uber, Grab
KTCS đang nổi lên ở các nhóm nghề như dịch vụ vận tải (Uber, Grab, Lyft, Zipcar…), dịch vụ du lịch và khách sạn (Airbnb, VRBO); dịch vụ lao động, việc làm (Homejoy, Upwork..), dịch vụ tài chính (Lending Club, Zopa…). KTCS đã trở nên phổ biến và tăng trưởng nhanh tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, từ năm 2014, một số công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ đa quốc gia đã thâm nhập như: Uber, Grab Taxi, Airbnb và Travelmob.
Nhà nước xác định vai trò như thế nào trong nền kinh tế chia sẻ. Quản lý Nhà nước phải lấy mục đích xã hội làm thước đo và giảm rủi ro cho bên tham gia, đặc biệt là bảo vệ thông tin cho người tiêu dùng. Tránh gây bất lợi làm hạn chế gia nhập thị trường của những mô hình này và hạn chế đổi mới sáng tạo. Lường trước được rủi ro và trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia.TS Sarah Pearson - Giám đốc Phòng sáng tạo, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia |
Kiểm tra lộ trình các tuyến xe tại Công ty Vận tải Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải |
Trong tương lai gần, các nền tảng công nghệ thậm chí còn điều taxi từ Lào sang Việt Nam, từ Việt Nam sang Campuchia… thì cơ quan thuế tính thế nào, các hãng taxi truyền thống xoay xở ra sao, có cạnh tranh được về phí hay dịch vụ? Có thể thấy bước đi này sẽ còn thách thức thị trường hơn nữa, trong mọi ngành, lĩnh vực kinh doanh. Cần tăng hoạt động đánh giá tác động của KTCS đến các mục tiêu phát triển (đầu tư, việc làm, công nghệ, thuế, cạnh tranh…) và dự báo sự phát triển của các lĩnh vực tiềm năng cho mô hình KTCS để chủ động điều chỉnh linh hoạt chính sách, quy định. Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên |