Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lãnh đạo TP Hà Nội kiểm tra việc phòng, chống bão lũ tại huyện Chương Mỹ

Kinhtedothi - Sáng 26/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã kiểm tra công tác phòng, chống bão lũ và tặng quà cho người dân tại 2 xã Nam Phương Tiến và Tân Tiến, huyện Chương Mỹ.

Hai xã Nam Phương Tiến và Tân Tiến (huyện Chương Mỹ) bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt sau hoàn lưu của cơn bão số 2.

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Chương Mỹ, đến nay trên địa bàn  có 7.724m đê thuộc địa bàn 13 xã Hồng Phong, Quảng Bị, Phú Nghĩa, Tốt Động, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc bị ngập. 20m ở xã Quảng Bị bị sạt lở, 61.700m đường giao thông bị ngập. 

Người dân thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến bì bõm trong nước lũ.

Tại đây, đã có 1.811,7ha lúa bị ngập lụt, 367,6ha hoa màu bị hư hại, 252,5ha cây ăn quả bị úng nước, 1.711,6ha nuôi trồng thủy sản bị thất thu, 52.091m2 chuồng trại với 1.820 gia súc và 200.932 gia cầm bị cuốn trôi. Để ứng phó kịp thời với mưa lũ, huyện Chương Mỹ đã huy động 4.271 người và 174 phương tiện tham gia chống lũ.

Trong đó các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn có 450 cán bộ chiến sỹ và 11 xe các loại, 3 xuồng máy thường xuyên ứng trực. Huyện cũng đã tập kết 5.910m3 đất cát, 53.325 bao tải để gia cố các đoạn đê, tuyến đường xung yếu. Xí nghiệp Đầu tư và Khai thác công trình Thủy lợi Chương Mỹ đã vận hành 20 trạm với 89 máy bơm để tiêu nước. 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn thăm hỏi, động viên người dân thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến.

Sau khi thăm hỏi động viên và tặng quà người dân 2 thôn Tiến Tiên (xã Tân Tiến) và Nhân Lý (xã Nam Phương Tiến), Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã đánh giá cao sự chuẩn bị và ứng phó với lũ lụt của chính quyền huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên, Phó Chủ Thường trực UBND TP cũng cho rằng, thiệt hại do cơn lũ gây ra là rất lớn; vì vậy trước mắt chính quyền huyện Chương Mỹ cần tập trung chăm lo cho đời sống người dân và có những biện pháp có hiệu quả để khắc phục hậu quả của trận lũ này.

“Về lâu dài, huyện cần có giải pháp căn cơ để đối phó với lũ rừng ngang, một thứ “đặc sản” của huyện Chương Mỹ. Muốn làm được điều này, huyện Chương Mỹ phải phối hợp với UBND TP, các bộ ngành và các chuyên gia để tìm ra những phương án, giải pháp hiệu quả. Phải làm sao để người dân yên tâm sống chung với lũ” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP nhấn mạnh. 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn thăm hỏi, động viên cán bộ và Nhân dân xã Nam Phương Tiến.

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Anh Đức thông tin, bước đầu, huyện đã tổ chức cấp phát 600 thùng nước uống, cung cấp nước sạch bằng xe bồn tập trung tại 10 điểm và bố trí 1 trạm y tế lưu động trên địa bàn xã Nam Phương Tiến, nhằm ứng cứu kịp thời các tình huống khẩn cấp.

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cũng cho rằng, với tình hình hiện tại, huyện Chương Mỹ vẫn đủ sức để ứng phó với lũ lụt do cơn bão số 2 gây ra, nhưng muốn giảm thiểu thiệt hại do thiên tai lũ lụt sẽ xảy ta trong tương lại, huyện rất cần sự trợ giúp từ UBND TP Hà Nội và các bộ ngành, để có các giải pháp đồng bộ. 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chỉ đạo công tác phòng chống lũ tại xã Nam Phương Tiến.

Trước mắt, để ứng phó với tình hình lũ lụt năm 2024, huyện sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, diễn biến thời tiết – thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân, nhằm chủ động phòng, tránh các loại hình thiên tai như mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ có thể xảy ra trong những ngày tới.

Phía sau một nhà dân thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến là mênh mông đồng nước.

Kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương. Chủ động bố trí lực lượng xung kích, vật tư, phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và tổ chức khắc phục hậu quả nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Tổ chức kiểm tra, rà soát nhà ở an toàn; sẵn sàng phương án sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ thông tin thêm…

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ