Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lão nông dân miền Tây dành hơn 45 năm sưu tầm tư liệu về Bác Hồ

Kinhtedothi - Hơn 45 năm qua, ông Nguyễn Văn Nhung (65 tuổi, ấp Ninh Thới, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đã dành trọn thời gian với đam mê sưu tầm hàng ngàn trang tài liệu viết về Bác Hồ, trên 2.000 tấm ảnh về Bác trong nhiều thời điểm lịch sử khác nhau. 

Hành trình sưu tầm tư liệu về Bác

Năm 1977, ông Nguyễn Văn Nhung bắt đầu sưu tầm tài liệu về Bác. Lúc ấy giờ, cả TX Sóc Trăng (nay là TP Sóc Trăng) có chưa đến 10 sạp báo và 5 nhà sách. Còn như ở Kế Sách quê ông Nhung, cả huyện chỉ có một vài chỗ bán báo. Nói như thế để thấy được hành trình sưu tầm tài liệu về Bác Hồ của ông Nguyễn Văn Nhung trên 45 năm qua là không đơn giản chút nào.

Ông Nguyễn Văn Nhung kể: "Ở xứ xa xôi này, tìm sách báo khó lắm. Tôi phải kiên nhẫn lắm, thậm chí phải lì mới có được. Khi thì cọc cạch đạp xe ra huyện, khi thì lên tỉnh, tìm đến ngành văn hóa thông tin, thư viện, các trường học, báo đài ở tỉnh, ở huyện để xin báo cũ. Sau đó tìm đến trụ sở xã, Bưu điện… nơi nào có báo là tôi tìm đến."

Thư viện Bác Hồ của ông Nguyễn Văn Nhung.

"Có khi may mắn kiếm được kha khá. Nhưng có khi mang về cả một đống báo nhưng tìm mãi chẳng có bài nào. Lúc đó buồn ghê lắm. Thỉnh thoảng, dành dụm được chút đỉnh tiền, tôi ra Thị xã Sóc Trăng tìm mua báo cũ, lục tìm tài liệu, hình ảnh về Bác. Hễ thấy ở đâu có ảnh, có tài liệu về Bác là tôi tìm đến, xin cho bằng được mới thôi", ông Nhung chia sẻ về những ngày đầu khó khăn tìm tư liệu.

Sau khi khi có được báo từ các sạp báo, ông Nhung mang về nhà phân loại. Đọc kỹ từng tờ, tờ nào có tài liệu, hình ảnh liên quan đến Bác là gom lại, cất cẩn thận vào trong bao tải. Đặc biệt, cứ mỗi dịp sinh nhật Bác, trong nhà ông Nhung lại có thêm một số tài liệu, hình ảnh Bác.

Có tài liệu, hình ảnh rồi, ông phân loại theo từng mốc như Bác khi nhỏ, Bác khi đi tìm đường cứu nước, Bác ở nước ngoài, Bác ở Việt Bắc, Bác với các tầng lớp nhân dân...

Không những dành thời gian sưu tầm, ông Nguyễn Văn Nhung còn bỏ thời gian nghiên cứu, đọc và nhớ rất nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến Bác. Ông Nhung kể, có lần, ông được một đoàn làm phim mời sang thăm Đền thờ Bác Hồ (ở xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) để thuyết trình về tranh.

Một cán bộ của ngành văn hóa nghe giới thiệu ông Nhung là người có bộ sưu tập tài liệu, hình ảnh về Bác rất nhiều nên “nhờ” ông thuyết minh giúp cho mấy tấm ảnh về Bác trong nhà lưu niệm. Biết họ muốn kiểm tra kiến thức của mình, nên ông đã giới thiệu một cách chi tiết về những sự kiện lịch sử trong ảnh, khiến nhiều người thán phục.

Những hình ảnh về Bác được ông Nhung giữ gìn cẩn thận.

Chung tay vì tấm lòng với Bác

Sưu tầm được tư liệu đã khó khăn, bảo vệ được tư liệu ấy theo năm tháng là một việc kỳ công gấp nhiều lần. Ông Nhung chia sẻ, hồi đó nhà ông nghèo lắm. Vợ chồng có 5 đứa con nhưng học hành dang dở vì nhà quá nghèo, lại không có đất đai sinh sống. Để nuôi con, vợ chồng ông phải mở một quán cháo nhỏ ven đường. Còn căn nhà của ông nằm cạnh bờ sông Cầu Lộ.

Đó là một căn nhà sàn ọp ẹp, mái dột cột xiêu; trong nhà, tài sản có giá nhất, chiếm chỗ nhiều nhất vẫn là kho tài liệu về Bác Hồ, chiếm hơn một nửa diện tích căn nhà. Tất cả đều được chất thành hàng, thành lối nằm trên sàn nhà, bên trên được phủ bằng tấm vải nhựa tránh bụi bặm và mưa dột. 

Câu chuyện về sự kiên trì và tấm lòng của ông Nhung đối với Bác được nhiều người dân trên cả nước biết đến. Năm 2005, nhằm chung tay giúp đỡ ông Nhung, chính quyền và cấp ủy Đảng các Quận 1 và Quận 3, TP Hồ Chí Minh đã xây tặng gia đình ông Nhung một căn nhà rộng 75m2 khá khang trang và  tặng tủ đựng tài liệu để bảo vệ tài liệu về Bác tốt hơn. Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng cũng hỗ trợ kinh phí để ông Nhung tu bổ, bảo quản thư viện của mình. 

Không chỉ vậy, nhiều cựu chiến binh ở TP Hồ Chí Minh, thầy cô, học sinh ở Nghệ An, Phan Thiết, Huế, Bạc Liêu, Cần Thơ… đã gửi thư cho ông làm quen, giao lưu và gửi tặng ông Nhung nhiều tài liệu quý về Bác Hồ với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng thư viện Bác Hồ của ông.

Hơn 45 năm qua, người nông dân này đã dốc sức sưu tầm hàng ngàn tư liệu về Bác Hồ.

Nơi lưu trữ tư liệu vô giá cho mọi người

Với hàng ngàn trang tài liệu, trên 2.000 tấm ảnh về Bác, không những là tài sản vô giá của cá nhân ông Nhung, thư viện này còn trở thành kho tài liệu cung cấp những kiến thức quý giá cho nhiều người ở địa phương và ngoài tỉnh. 

Mỗi khi có cuộc thi tìm hiểu nào về Lịch sử, các em học sinh của xã lại đến chú Nhung để mượn tài liệu hay nhờ chú giải thích cho. Vô tình ông trở thành giáo viên dạy Lịch sử  bất đắc dĩ ở địa phương. 

Em Trương Trâm Anh - học sinh trường THCS xã Thới An Hội phấn khởi nói: “Ở đây ai cũng biết chú Nhung cả. Tụi con hay đến nhà chú để xem tranh ảnh về Bác Hồ, đọc tài liệu về Bác. Nhà chú Nhung nhiều tài liệu về Bác Hồ hơn cả thư viện trường cấp 3, thư viện của huyện nữa”.

Nhiều người trước đây thấy ông Nhung làm công việc sưu tầm tài liệu, hình ảnh Bác thì cho là viễn vông, thậm chí có người còn cho là “không bình thường”. Thế nhưng, giờ đây người dân địa phương rất thán phục với sự kiên trì và tấm lòng của anh đối với Bác Hồ kình yêu.

Một người hàng xóm, gần nhà ông Nhung chia sẻ: “Lúc đầu, ai cũng cười việc làm của ông Nhung. Nhưng bộ sưu tập của ông Nhung đã đem lại nhiều hiểu biết cho người dân nơi đây. Không chỉ ở nhà, ông Nhung còn đưa ảnh Bác ra trưng bày ở trung tâm xã cho nhiều người cùng chiêm ngưỡng, hiểu hơn về cuộc đời của Bác."

Ông Nhung tâm sự: “Ngày còn bé, tôi được nghe bà ngoại, mẹ, các chú bộ đội… kể nhiều câu chuyện cảm động về cuộc đời, thân thế của Bác. Tôi hiểu Bác là người đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hòa bình cơm áo cho nhân dân. Vì thế, tôi luôn nhớ về Bác. Sưu tầm tư liệu, lập thư viện về Bác, tôi mong muốn lúc nào bên mình cũng có Bác. Tôi coi những tài liệu, hình ảnh là tài sản vô giá của mình và sẽ thực hiện công việc này cho đến hết đời mình”.

 

Bên cạnh sưu tầm tư liệu về Bác, ông Nhung cũng còn sưu tầm rất nhiều hình ảnh về các vị cách mạng tiền bối, các vị anh hùng dân tộc, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc như: Võ Nguyên Giáp, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai,…. 

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Sóc Trăng

Đoàn công tác Chính phủ làm việc tại Sóc Trăng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

LLVT TP Hồ Chí Minh anh hùng trong chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc

18/12/2024 | 12:14

Kinhtedothi - Không những là lực lượng chủ lực đảm bảo quốc phòng an ninh tại TP, lực lượng vũ trang (LLVT) TP Hồ Chí Minh còn đi đầu giúp Nhân dân trong đại dịch Covid-19. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, LLVT TP vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND lần thứ 3.

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

Truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát

16/12/2024 | 23:06

Kinhtedothi- Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng triệu người con trên khắp đất nước đã cống hiến tuổi xuân, anh dũng chiến đấu và ngã xuống cho độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Trong đó có liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát, sẽ được truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND vào ngày 18/12/2024.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

29/08/2024 | 14:29

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28/08/2024 | 15:59

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ