Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lão nông dành 50 năm sưu tầm ảnh Bác Hồ

Kinhtedothi - Ở xã Đại Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có một địa chỉ lưu giữ hàng trăm bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh do lão nông Trần Văn Cao dày công sưu tầm. Không gian này không chỉ là nơi lưu giữ hình ảnh về Bác mà còn là địa chỉ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, lan tỏa tình yêu và tinh thần học tập, làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phòng lưu niệm Bác Hồ do ông Trần Văn Cao xây dựng. Ảnh: Minh An
300 bức ảnh về Bác Hồ
Hà Nội có nhiều địa chỉ đỏ lưu dấu nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dừng chân, sống và làm việc như: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; di tích 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) - nơi Bác Hồ viết Bản Tuyên ngôn độc lập; nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) - nơi Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Khu di tích K9 (huyện Ba Vì) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và T.Ư làm việc trong giai đoạn chiến tranh.
Tuy nhiên, cách Hà Nội hơn 20km, có một căn phòng nhỏ đang lưu giữ hơn 300 bức ảnh về Bác ít được mọi người biết đến có tên “Phòng lưu niệm ảnh Bác Hồ” do lão nông Trần Văn Cao (85 tuổi, thôn Đại Phẩm, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ) dày công xây dựng.
Chính quyền và nhiều người dân xã Đại Yên đã đến thăm phòng lưu niệm của ông Cao. Mọi người đều trầm trồ thán phục về tấm lòng của ông đối với Bác Hồ kính yêu và sự dày công sưu tầm, đầu tư hàng chục triệu đồng gây dựng phòng lưu niệm đặc biệt này.
Đảng ủy, chính quyền xã Đại Yên rất trân trọng việc làm đầy ý nghĩa của ông Cao và coi đó là một công trình quý hiếm của địa phương để giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Ông Cao thực sự là một tấm gương điển hình về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ và Nhân dân xã Đại Yên.
Bí thư Đảng ủy xã Đại Yên Đặng Tiến Hoàng
Tiếp đón phóng viên Kinh tế & Đô thị tại phòng khách, ông Cao mặc chiếc áo sơ mi trắng, đội mũ màu nâu giản dị. Trong căn phòng này, ngoài chiếc bàn uống nước, kệ để ti vi thì điểm nhấn chính là hình ảnh về Bác Hồ và một vài bức tranh do chính tay ông Cao vẽ những địa danh như Bến Nhà Rồng, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà sàn Bác Hồ.
Hỏi chuyện về những bức hình của Bác được treo trang trọng trong nhà, ông Cao chia sẻ, đó là hình ảnh do ông, bà để lại. Từ khi còn nhỏ, ông Cao đã thấy những hình ảnh này trong nhà. Hàng chục năm trôi qua, ông vẫn lưu giữ đó như một kỷ vật của thế hệ đi trước.
Nhớ lại thời gian trước đây, ông Cao kể, mình cũng giống như bao người nông dân khác ở thôn Đại Phẩm (xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ), hàng ngày vẫn phải lao động, vất vả để mưu sinh. Cuộc sống khó khăn, phải tiết kiệm để nuôi 4 người con ăn học, đến năm 2003, ông Cao mới có điều kiện sửa chữa căn nhà đang ở. Căn nhà mới có 3 tầng, ông cao dành riêng tầng thượng để xây “Phòng lưu niệm Bác Hồ”.
Trong căn phòng đó lưu giữ 300 bức ảnh được ông Cao sưu tầm về Bác theo thời gian và mốc sự kiện từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước đến những giây phút cuối đời của người. Ông Trần Văn Cao chia sẻ: “Sau khi về hưu, tôi vẫn cấy lúa, trồng khoai. Trong khoảng thời gian đó, có lúc vất vả nhưng tôi vẫn còn thời gian rảnh tâm niệm nghĩ về Đảng, về Bác Hồ. Vì thế, đi đâu, làm gì tôi cũng để ý xem nơi nào có ảnh về Bác. Nếu có, tôi cố gắng sưu tầm. Ngoài ra, lúc nào có thời gian, tôi lại xem ti vi, đọc báo để tìm tư liệu, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác”.
Ông Trần Văn Cao giới thiệu bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Minh An
Kể câu chuyện về Bác
Bước vào “Phòng lưu niệm Bác Hồ”, ai cũng ngỡ ngàng vì số lượng ảnh và hơn hết là sự tôn kính, tình yêu mà lão nông Trần Văn Cao dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn bộ 300 bức ảnh về Bác được ông Cao đóng khung, treo leo tường một cách tỉ mỉ. Hình ảnh trong “Phòng lưu niệm Bác Hồ” chia làm 3 phần.
Phần một là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược. Phần này, ông Cao có nhiều hình ảnh về những năm 1930, Bác thành lập Đảng; năm 1941, chiến tranh thế giới diễn ra, Bác về Việt Bắc xây dựng Đảng, lãnh đạo cách mạng toàn quốc kháng chiến. Phần hai, hình ảnh tập trung vào nội dung miền Bắc độc lập tự do; Bác Hồ lãnh đạo cuộc chiến tranh 20 năm đánh Mỹ. Phần ba, nhiều hình ảnh minh họa về việc cả nước học tập, làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong “Phòng lưu niệm về Bác Hồ”, ngoài 300 bức ảnh về Bác, ông Cao còn lưu giữ một cuốn sổ được ông đặt tựa đề: “Sử Ca - câu chuyện lịch sử Việt Nam - Đảng, Bác Hồ và Cách mạng Việt Nam”. Cuốn “Sử Ca” lưu giữ 1.456 câu thơ lục bát viết về Bác do ông thực hiện trong hơn 10 năm.
Toàn bộ 1.456 câu thơ được ông Cao đọc thuộc lòng và ông luôn mong muốn được đọc bản sử ca đó cho mọi người cùng nghe. Bài thơ có viết: Bác Hồ lãnh tụ tài tình/ Hy sinh đời mình vì nước vì dân/ 30 năm lặn lội xa gần/ Tìm đường cứu nước cho dân nước nhà/ Lúc này tuổi Bác đã già/ Tuổi già Bác vẫn xông pha chiến trường. Ông Trần Văn Cao chia sẻ: “Tôi mất một năm để lên được mô hình như thế này nhưng quá trình rất lâu. Tôi vừa lao động, vừa nghĩ xem mốc thời gian này như thế nào để viết vào thơ, rồi tìm hình ảnh minh họa cho cuộc đời của Bác lúc bấy giờ”.
Trước khi rời “Phòng lưu niệm Bác Hồ”, ông Cao chia sẻ tâm trạng với phóng viên Kinh tế & Đô thị: “Tôi làm căn phòng này trước là vì tâm niệm của bản thân nhưng sau đó cũng muốn để lại cho con cháu sau này. Và hơn nữa, tôi muốn nhiều người học tập, noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Nông: nhặt được hơn 10 triệu đồng trả lại cho người đánh rơi

Đắk Nông: nhặt được hơn 10 triệu đồng trả lại cho người đánh rơi

13/01/2025 | 08:53

Kinhtedothi - Ngày 13/1/2025, Công an thị trấn Đức An, huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông cho biết, sau khi nhặt được số tiền hơn 10 triệu đồng, hai em học sinh lớp 6 đã đến trụ sở Công an thị trấn Đức An trỉnh báo và nhờ lực lượng Công an tìm người bị đánh rơi để trả lại.

Tấm gương sáng của một nữ Bí thư Đảng ủy phường ở Hoàng Mai

Tấm gương sáng của một nữ Bí thư Đảng ủy phường ở Hoàng Mai

12/01/2025 | 13:18

Kinhtedothi - “Theo quy định đến tháng 10/2025, Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Hưng Lưu Thị Thanh Huyền mới đến tuổi nghĩ hưu, nhưng đã đề đạt nguyện vọng với Ban Thường vụ Quận ủy Hoàng Mai xin nghỉ sớm" - Phó Bí thư Thường trực, Trưởng ban Tổ chức Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Đức Dũng chia sẻ.

Lan tỏa “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” giữa lòng Thủ đô

Lan tỏa “Chợ Tết nhân ái - Chợ Tết 0 đồng” giữa lòng Thủ đô

04/01/2025 | 16:29

Kinhtedothi - Những năm qua, phong trào “Tết nhân ái” của Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Hà Nội không chỉ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tinh thần tương thân tương ái mà còn lan tỏa năng lượng tích cực, mang lại mùa Xuân ấm áp cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ