Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lão nông miền Tây dành hết tiền bán lúa mua giường cổ 200 triệu đồng

Kinhtedothi - Dù làm nông khá vất vả và mới "phất lên" với nghề trồng bưởi Năm Roi, nhưng với niềm đam mê đồ cổ, ông Nguyễn Văn Chẳng sẵn sàng chi 200 triệu mua giường cổ; được trả giá mua lại gấp 3, ông vẫn không bán.

Đến chợ Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long), hỏi đường đến nhà ông Nguyễn Văn Chẳng chơi đồ cổ thì hầu như ai cũng biết. Người dân địa phương hay gọi ông với biệt danh "Tám Chẳng đồ cổ" do ông đã dành hơn 40 sưu tầm hàng trăm món đồ cổ.

Theo lời chỉ dẫn của người dân, phóng viên đã tìm đến nhà ông Tám Chẳng đồ cổ. Mới đến cổng nhà ông, chúng tôi đã rất ấn tượng với lối bày trí căn nhà từ sân vườn đến vào trong đều đậm nét Nam bộ xưa.

Phía trước căn nhà đậm chất Nam bộ xưa của ông Tám Chẳng đồ cổ. Ảnh Hồng Thắm

Phía trước nhà, ông Chẳng dành không gian khoảng 40m2, được xây theo kiểu nhà xưa để trưng bày. Từ bàn, ghế, tấm hoành; chén, bát, kỷ trà, khay, đồng hồ; hàng loạt đồng xu, tiền của các nước trên thế giới có tuổi đời từ vài chục năm đến hơn 100 năm tuổi, được ông bố trí hợp lý, tăng tính thẩm mỹ. 

Ông Nguyễn Văn Chẳng bên những "báu vật" của mình. Ảnh Hồng Thắm

Kể về những ngày đầu mới sưu tập đồ cổ, ông Tám Chẳng nói: "Từ năm 31 tuổi, tôi có niềm đam mê sưu tầm đồ xưa, đồ cổ để trưng bày trong nhà.  Khi đó, tôi vừa lập gia đình, cuộc sống lúc ấy còn nhiều khó khăn, không có tiền mua đồ cổ nên tôi chỉ biết nhặt từng con sò hay mảnh sành vỡ lúc đào mương rồi mang về để trong hộp tìm tòi, nghiên cứu. Qua hơn 40 năm, số đồ tôi sưu tầm lên đến hàng trăm món".

Chiếc giường cổ cẩn xà cừ quý hiếm được ông Chẳng mua từ tỉnh Bến Tre mang về, dù được trả gấp 3 lần nhưng ông vẫn không bán lại. Ảnh Hồng Thắm

"Để có tiền chơi đồ cổ, vợ chồng tôi phải làm việc cật lực suốt mấy chục năm qua, từ làm lúa đến trồng bưởi. Với tôi, muốn thực hiện được đam mê thì điều trước tiên phải ổn định về kinh tế. Ngoài việc chăm lo cuộc sống gia đình, tôi dành riêng một khoảng tiền nhỏ để dùng mua đồ cổ.", ông Tám Chẳng bày tỏ.

Sau hơn 40 năm sưu tập, đến nay, ông Chẳng có hàng ngàn đồ cổ, đồ xưa các loại, như: tiền, đồ sành, đồ đồng, tủ, bàn, ghế, giường cẩn xà cừ… từ vài chục năm đến trên 100 năm tuổi. Ảnh Hồng Thắm 

Nổi bật trong các đồ cổ ông Tám Chẳng sưu tập, có chiếc giường cổ được mua với giá 200 triệu đồng. Kể quá trình tìm đến chiếc giường này, ông Tám nói: “Hơn 20 năm trước, tôi nghe người ta kêu bán chiếc giường cổ từng là sở hữu của gia đình ông Hương Cả ở Bến Tre. Tôi đã tìm đến nơi xem và quyết định mua bằng được chiếc giường này."

Tấm hoành gỗ ông Chẳng mua hồi năm 2000 với giá 20 triệu đồng. Để mua được bức hoành này, ông Chẳng phải chiết bán 1.000 nhánh bưởi để có tiền mua. Ảnh Hồng Thắm

Theo ông Tám, chiếc giường cao khoảng 2,5m, rộng gần 2m, màu nâu đen, toàn bộ giường được làm bằng gỗ quý, khảm xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo. Chiếc giường có kiểu dáng giống với 2 chiếc giường 'trái cực' của Công tử Bạc Liêu.

"Tìm hiểu kĩ về chiếc giường xong, tôi đã quyết định mua với giá 200 triệu đồng. Nghĩ lại thấy lúc đó mình cũng "chịu chơi", bán nghìn giạ lúa mới đủ tiền mua được chiếc giường. Sau này, có người đến ngỏ ý mua lại chiếc giường với giá 600 triệu đồng nhưng tôi nhất quyết không bán”, ông nói. 

Gần đây, một resort lớn ở TP Cần Thơ thường xuyên tổ chức đưa khách ngoại quốc đi tham quan miệt vườn Mỹ Hòa và ghé nhà ông Tám Chẳng để thăm cổ vật, thưởng thức trái cây trong vườn. Theo ông Tám Chằng, khách ngoại quốc thích căn nhà cổ này, vì đến đây họ được hiểu hơn về văn hóa, con người Nam bộ qua các thời kì.

Độc lạ: Lão nông miền Tây cho ếch làm xiếc

Độc lạ: Lão nông miền Tây cho ếch làm xiếc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ