Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lấy đất của dân giao doanh nghiệp làm dự án không có quyết định thu hồi

Kinhtedothi - Bà Trần Hoa Sen (trú tại ấp 7, phường An Thới, TP Phú Quốc) đã bị thu hồi 7ha đất để giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án kinh tế, thương mại nhưng không giao quyết định thu hồi đất, không có thỏa thuận bồi thường…

Mới đây, phản ánh đến Báo Kinh tế & Đô thị, bà Trần Hoa Sen (trú tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) cho biết, UBND TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã lấy đất của bà giao cho doanh nghiệp làm dự án thương mại nhưng bà không nhận được quyết định thu hồi, không được bồi thường theo quy định...

Nguồn gốc sử dụng đất của bà Sen ổn định từ hàng chục năm qua. Cụ thể, ngày 25/6/2004, bà Sen nhận chuyển nhượng thửa đất nông nghiệp của ông Tăng Minh Khởi, sinh năm 1965, trú tại ấp 7, thị trấn An Thới, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đất có diện tích khoảng 40.000 m2 (sau này đo thực tế là 36.679,5 m2), trên đất có hoa màu. Đất có nguồn gốc là do ông Khởi khai phá từ năm 1997. Từ khi nhận đất xong, bà Sen tiếp tục trồng hoa màu.

Hàng loạt biên lai nộp thuế sử dụng đất ở của bà Trần Hoa Sen từ nhiều năm trước

Quá trình canh tác, bà Sen nhận chuyển nhượng tiếp phần đất gồm 2 thửa của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung liền kề, thửa thứ nhất có diện tích 9.499,5 m2 và thửa thứ 2 có diện tích 15.000 m2. Trong thời gian canh tác, bà Sen đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước và hiện còn lưu giữ biên lai nộp thuế. Đồng thời, trên sơ đồ trích đo đất của chính quyền địa phương đều thể hiện “chủ đất” là bà Trần Hoa Sen.

Năm 2007-2008, bà Sen làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất nhận chuyển nhượng của ông Khởi, lúc đó UBND xã có nêu lý do chờ “cấp đại trà”, nên đến nay (mặc dù thủ tục đã nộp đầy đủ) bà Sen vẫn chưa nhận được sổ theo quy định.

Do sợ trâu bò phá và các hộ bên lấn đất nên năm 2016, bà Sen đã thuê người làm bờ rào bằng cọc bê tông, giăng dây thép gai để bảo vệ đất. Năm 2018-2019, bà Sen tiếp tục làm thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sừ dụng đất của 2 thửa đất còn lại.

Để vào được đất của gia đình bà Sen đã mời chính quyền địa phương đến chứng kiến để mở hàng rào che chắn mới vào được khu đất của mình

Tháng 4/2021, do dịch Covid-19 bùng phát, bà Sen lên TP Hồ Chí Minh ở với con để giúp con học hành, khi trở về thì “bất ngờ” thấy đất của mình bị doanh nghiệp cho người đập phá toàn bộ bờ rào cũ, tự tiện quây hàng rào mới để làm dự án và không cho bà Sen vào khu đất nhà mình.

“Nhân viên và bảo vệ của dự án cho biết, Nhà nước đã lấy đất của tôi giao cho một đơn vị thực hiện dự án. Tuy nhiên khi tôi hỏi quá trình được giao đất có giấy tờ gì chứng minh hay không thì họ không xuất trình” - bà Sen kể lại.

Bà Trần Hoa Sen đã gửi đơn đi khắp nơi, tuy nhiên, đến nay, ngoài những văn bản “chuyển đơn”, chưa có bất cứ quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan chức năng

Cho rằng các hành vi, hoạt động của chủ đầu tư dự án trên đất thuộc quyền sử dụng của bà là rất vô lý, bà Sen đã làm đơn khiếu nại gửi UBND TP Phú Quốc và UBND tỉnh Kiên Giang để mong được giải quyết thoả đáng theo pháp luật. Đồng thời, bà Sen cũng nhiều lần đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang và UBND TP Phú Quốc cung cấp quyết định thu hồi đất và các quyết định có liên quan, song đến nay phía chính quyền địa phương vẫn “án binh bất động”.

“Trong trường hợp đất của tôi bị thu hồi giao cho chủ đầu tư đúng theo quy định của pháp luật thì phải yêu cầu doanh nghiệp thỏa thuận với tôi về việc bồi thường theo giá thị trường, khi nào giải quyết xong vấn đề bồi thường thì tiến hành giao đất cho doanh nghiệp. Nếu thu hồi đất theo đúng trình tự quy định của pháp luật, tôi sẽ hợp tác, đằng này tự ý lấy đất trong khi không có quyết định thu hồi đất, chưa kiểm đếm tài sản trên đất và thỏa thuận đơn giá bồi thường” - bà Sen bức xúc.

Đáng chú ý, liên quan đến những phản ánh của bà Sen, ngày 19/10/2022, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành văn bản số: 8300/VP-TCD gửi Chủ tịch UBND TP Phú Quốc, về việc chuyển đơn của bà Trần Hoa Sen (đơn do Văn phòng Chính phủ chuyển đến).

Văn phòng Chính phủ chuyển đơn từ cuối năm 2022, song đến nay, những khiếu nại của bà Trần Hoa Sen và ông Trần Đào Huy Duy vẫn chưa được giải quyết thoã đáng

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu UBND TP Phú Quốc tổng hợp, kiểm tra nội dung đơn, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; kết quả thực hiện có văn bản thông tin đến Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh biết theo dõi.

Tương tự trường hợp của bà Sen, ngày 20/10/2022, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành văn bản số: 8328/VP-TCD gửi UBND TP Phú Quốc, về việc chuyển đơn của ông Trần Đào Huy Duy (đơn do Văn phòng Chính phủ chuyển đến). Cụ thể, ông Trần Đào Huy Duy (trú tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) phản ánh có bất cập trong việc giao đất của gia đình ông cho chủ đầu tư dự án.

Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu UBND TP Phú Quốc xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; kết quả thực hiện có văn bản thông tin đến Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh biết theo dõi.

Theo ghi nhận, cùng với bà Trần Hoa Sen và ông Trần Đào Huy Duy, còn nhiều hộ dân khác cũng có đất bị chiếm dụng đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến nay, ngoài những văn bản “chuyển đơn”, hiện vẫn chưa có bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào ra văn bản kết luận giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại - Tố cáo. 

Kinhtedothi.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!

Sẽ cưỡng chế thu hồi đất 15 hộ dân xã Hồng Minh vào ngày 13/8

Sẽ cưỡng chế thu hồi đất 15 hộ dân xã Hồng Minh vào ngày 13/8

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ