Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội Bình Đà Xuân Giáp Thìn: Lan tỏa nguồn cội con rồng, cháu tiên

Kinhtedothi – Sáng 8/4, UBND huyện Thanh Oai tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về Lễ hội Bình Đà Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ hội diễn ra từ ngày 12 – 14/4 (tức mùng 4 – 6/3 Âm lịch), tại khu vực đình Nội Bình Đà thờ Đức Thánh Tổ Lạc Long Quân.

Thông tin về Lễ hội Bình Đà Xuân Giáp Thìn 2024. Video:  UBND huyện Thanh Oai

Tưởng nhớ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Lễ hội Bình Đà là lễ hội cổ truyền từ xa xưa, là một trong những lễ hội lớn của vùng. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt nhằm ôn lại ký ức của buổi đầu khai sinh, lập địa, tưởng nhớ công ơn của Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Dù trải qua nhiều thăng trầm, có lúc bị gián đoạn do chiến tranh, nhưng đến nay, lễ hội truyền thống Bình Đà vẫn được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ với đầy đủ các lễ nghi nghiêm cẩn theo luật tục xưa. Cùng với thời gian, lễ hội ngày càng lan tỏa, phát triển thu hút đông đảo du khách thập phương tìm về.

Màn tái diễn về truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân tại Lễ hội Bình Đà 2023. Ảnh: Ánh Ngọc

Theo GS.TS Trương Quốc Bình: "Lễ hội Bình Đà góp phần quan trọng tạo ra sức mạnh đoàn kết cộng đồng, tạo thêm môi trường giáo dục về lịch sử, văn hóa cho các thế hệ. Chính vì thế, sức hút của lễ hội Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân đã và đang vượt khỏi phạm vi một làng, trở thành một trong những trung tâm sinh hoạt văn hóa – lễ hội truyền thống cuốn hút cộng đồng từ nhiều vùng, miền trong cả nước".

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Lại Tấn

Thông tin tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Khánh Bình cho biết: Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội gắn với giá trị độc đáo của di tích Đình Nội; ngày 1/4/2014, Lễ hội Bình Đà đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của TP Hà Nội. 

 

Lễ hội Bình Đà là lễ hội cổ truyền được tổ chức hàng năm, diễn ra trong nhiều ngày với rất nhiều hoạt động. Các nội dung của lễ hội từ nghi lễ, đến các phẩm vật cúng tế đều thể hiện lòng tôn kính hướng về Quốc Tổ và phản ánh nội dung của truyền thuyết liên quan đến sự tích của Ngài và 100 người con (100 oản, 100 quả chuối, 100 ghế chéo, thả bánh vía). Đã thành lệ, vào dịp lễ hội, đều có đoàn đại biểu Ban Quản lý di tích Đền Hùng (Phú Thọ) về dâng hương Quốc Tổ và xin rước chân nhang ở hương án Đệ nhất của đình Nội về thờ, với ý nghĩa cung kính đón Quốc Tổ về dự hội đền Hùng vào ngày mùng 10/3 Âm lịch cùng con cháu.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Khánh Bình

Đặc biệt, bức Phù điêu (bức giá tượng) được lưu giữ trong đình Nội được chạm nổi hình tượng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân cùng với các lạc tướng, lạc hầu, tái hiện sống động cảnh sinh hoạt thời đại Hùng Vương đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Theo BTC lễ hội, năm 2024, Lễ hội Bình Đà sẽ được tổ chức với quy mô cấp huyện. Chương trình Khai mạc Lễ hội Bình Đà năm 2024; công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội – Thanh Oai - Ứng Hòa – Mỹ Đức diễn ra từ 19 giờ – 21 giờ ngày 12/4 (tức ngày 4/3 năm Giáp Thìn) tại di tích đình Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai). UBND huyện Thanh Oai đã phối hợp với Sở VH&TT Hà Nội để tổ chức phần nghi lễ, dâng hương theo đúng phong tục, tập quán.

Trang trọng, an toàn, giữ gìn bản sắc

Ngoài các nghi thức tế lễ truyền thống địa phương; các dòng họ, thôn tổ chức dâng lễ tại đình Nội và đình Ngoại; Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ; Lễ tế Thiên quan; Lễ rước, thả bánh Thánh xuống giếng Ngọc… phần hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao hấp dẫn. Trong đó, chương trình nghệ thuật sẽ có sự tham gia của ca sĩ Tùng Dương; màn trống hội có sự tham gia của 14 đội, với 400 trống và Liên hoan múa rồng huyện Thanh Oai mở rộng.

Chương trình nghệ thuật tại Lễ hội Bình Đà năm 2024.

Trưởng phòng VHTT huyện Thanh Oai Trần Văn Lợi cho biết, huyện đã xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo, trong đó phân công nhiệm vụ cho từng người, rõ việc, rõ vị trí. Ví dụ, trong dịp lễ hội sẽ có 10 chốt đảm bảo an toàn giao thông ở các tuyến đường vào trung tâm lễ hội; đồng thời sắp xếp điểm đỗ, trông giữ xe phù hợp, y tế trực 24/24 giờ.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra: Giải Bóng đá thanh niên huyện Thanh Oai; Triển lãm sinh vật cảnh Thanh Oai; Hội chợ trưng bày và giới thiệu, trình diễn sản phẩm làng nghề; Triển lãm ảnh Nét đẹp văn hóa Thanh Oai; Liên hoan biểu diễn trống hội; Liên hoan lân sư rồng huyện Thanh Oai mở rộng; Trình diễn Thư pháp, đốt pháo hoa, hát quan họ trên hồ Thủy đình và các trò chơi dân gian đặc sắc hứa hẹn sẽ mang đến một mùa lễ hội hấp dẫn, an toàn, thu hút khách thập phương về chiêm bái và tham dự lễ hội.

 

Các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Bình Đà Xuân Giáp Thìn 2024:

 - Hội chợ Xúc tiến thương mại, gắn kết du lịch, quảng bá văn hóa huyện Thanh Oai: từ 8 giờ – 22 giờ, ngày 11 - 14/4 (ngày 3/3 - 6/3 năm Giáp Thìn), tại khu Đồng Viên Đìa, xã Bình Minh.

- Liên hoan lân sư rồng huyện Thanh Oai mở rộng: từ 6 giờ -17 giờ, ngày 14/4 (ngày 6/3 năm Giáp Thìn)  tại Sân vận động xã Bình Minh.

- Triển lãm sinh vật cảnh huyện Thanh Oai: từ 8 giờ – 22 giờ, ngày 4 - 14/4 (ngày 26/2 - 6/3 năm Giáp Thìn), tại khu Đồng Viên Đìa, xã Bình Minh.

- Triển lãm ảnh Nét đẹp văn hóa Thanh Oai: từ 8 giờ – 22 giờ ngày 9 - 14/4 (ngày 1 - 6/3 năm Giáp Thìn) tại sân đình Nội.

- Liên hoan biểu diễn trống hội: từ 8 giờ -12 giờ ngày 12/4 (ngày 4/3 năm Giáp Thìn) tại Sân vận động xã Bình Minh.

- Giải Bóng đá thanh niên huyện Thanh Oai: từ ngày 30/3 - 11/4 (ngày 21/2 - 3/3 năm Giáp Thìn) tại Sân vận động huyện Thanh Oai.

Đền Nội Bình Đà xứng tầm Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Nội Bình Đà xứng tầm Di tích quốc gia đặc biệt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ