Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội Đền Ngô Tướng công – tưởng nhớ bậc anh hùng vì dân vì nước

Kinhtedothi - Sáng 6/2 (mùng 9 tháng Giêng), nhân dân các vùng lân cận thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cũng như từ các địa phương thuộc tỉnh Nam Định đã tề tựu tại Đền Ngô Tướng công dự lễ hội tưởng nhớ danh thần Ngô Miễn, bậc anh hùng hết lòng vì dân vì nước. 

Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc và lãnh đạo TP Phúc Yên dâng hương tại Lễ hội Đền Ngô Tướng Công Xuân Ất Tỵ 2025. Ảnh: Sỹ Hào

 Danh thần, anh hùng hết lòng vì dân vì nước 

Lễ hội Đền Ngô tướng công năm Ất Tỵ 2025, được UBND thành phố Phúc Yên tổ chức từ mùng 9 đến ngày 11 tháng Giêng. Nhiều trò chơi, và các hoạt động Văn hoá, văn nghệ, thể thao... cũng được tổ chức tại khu vực đền thờ để nhân dân vui hội. Đây là dịp để người dân địa phương, và du khách hướng về cội nguồn, biết ơn công đức của Ngô Tướng công, cùng các bậc tiền nhân đã hết lòng vì dân vì nước.

Đông đảo người dân tham dự lễ hội Đền Ngô Tướng công sáng 6/2. Ảnh: Sỹ Hào 

Theo sử sách, Ngô Tướng công (tên là Ngô Miễn) nguyên quán tại thôn Mai, hương Xuân Hy, huyện Kim Hoa, châu Tam Đái, lộ Đông Đô (nay là tổ Xuân Mai, phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất thân trong gia đình vọng tộc, có tư chất thông minh, lại khoan hòa rộng rãi nên được người trong vùng nể trọng.

Vào năm 1393 triều Trần Thuận Tông, Ngô Miễn ra kinh ứng thí và nằm trong 30 người đỗ đạt của khoa thi này. Sau khi thi đỗ, Ngô Miễn được giao giữ chức Đặc tiến quân sử Vinh lộc đại phu coi quân Thiên Cương. Một thời gian sau, ngài được bổ chức Xương phủ tổng quản chi lăng (coi sóc các lăng tẩm vua Trần ở phủ Thiên Trường).

Trong thời gian trấn nhậm, Ngô Miễn khảo sát tình hình đất đai và phong hóa vùng miền, nhận thấy đất Thiên Trường (Nam Định) trù phú nhưng còn hoang vu, trong khi tại quê hương bản quán của mình, Ngô Tướng công nhận thấy đất chật mà người đông đúc.

Ngô Miễn đã dâng tấu xin vua cho tiến hành các cuộc di dân, sau khi được nhà vua chấp thuận, Ngô Miễn trở về bản quán Xuân Hy, kêu gọi nhân dân của 10 dòng họ cử người theo ông xuống vùng duyên hải thuộc phủ Thiên Trường khai hoang các bãi bồi, quai đê lấn biển… Quá trình này đã tạo nên hàng nghìn mẫu ruộng, hình thành những khu sinh cơ lập nghiệp, những làng quê trù phú thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định ngày nay.

Đã thành thông lệ cứ đến mùng 9 tháng Giêng hằng năm, người dân thuộc một số địa phương tại Nam Định lại tìm về dâng hương tưởng nhớ Ngô Tướng Công. Ảnh: Sỹ Hào.

Đến cuối triều Trần, Ngô Miễn cáo quan về quê cũ, ông mở trường dạy học và tiếp tục dành thời gian ngao du khảo sát địa thế phong tục tập quán các vùng miền. Đồng thời dốc tiền của mua 72 mẫu ruộng chia cho người dân 4 thôn Mai, Thượng, Triền, Bến lấy nơi cày cấy.

Lẫm liệt báo đền ơn vua nợ nước

Năm 1400 vua Hồ Quý Ly lên ngôi rất mến trọng tài đức của Ngô Miễn, nên vời ra làm quan. Ngô Miễn được triều đình trọng dụng phong chức Hành khiển Thượng thư lệnh Hữu Tham tri chính sự, Đổng Bình chương quân quốc trọng sự (Tương đương chức Tể tướng).

Vào năm 1407 nhà Minh dụng chiêu bài phù Trần diệt Hồ phái đại quân sang xâm lược, đất nước lâm nguy dần rơi vào tay giặc. Ngô Tướng công cùng quân dân nhà Hồ tiến hành chống trả quyết liệt, nhưng vận nước suy vi.

Vua quan nhà Hồ phải chạy ra hải khẩu Ki Lê (nay gọi là cửa biển Kỳ La, tỉnh Hà Tĩnh), Ngô Miễn dẫn vợ con cùng theo vua. Sau khi tôn thất nhà Hồ bị giặc bắt, không chấp nhận hàng giặc, Ngô Miễn cùng thuộc hạ Kiều Biểu tuẫn tiết để báo đền ơn vua nợ nước, khi đó Ngô Miễn mới 36 tuổi. Người vợ của ông là Nguyễn Thị Lệnh cũng tuẫn tiết theo chồng.

Tấm gương hết lòng vì dân vì nước và sự hi sinh lẫm liệt của Ngô Tướng Công được nhiều người dân kính ngưỡng, tri ân. Ảnh: Sỹ Hào.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, sử thần Ngô Sĩ Liên cũng có những lời bàn bày tỏ lòng kính trọng trước sự hi sinh lẫm liệt của vợ chồng Ngô Tướng công. Tưởng nhớ công đức, sự nghiệp lẫy lừng và sự hi sinh lẫm liệt của Ngô Tướng công, dân gian truyền tụng câu đối: “Chung đỉnh lưỡng triều Nam tướng trọng. Ba đào nhất đới Bắc hầu khinh”.

Nhân dân các vùng quê cựu quán (làng Xuân Mai phường Phúc Thắng), cũng như tân ấp (nơi Ngô Miễn khai hoang lập làng, nay thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã lập đền thờ, hàng năm khói hương kính ngưỡng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: đổi mới trong ngày Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Vĩnh Phúc: đổi mới trong ngày Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

07/02/2025 | 14:16

Kinhtedothi -  Sáng 7/2, chương trình Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và triển lãm mỹ thuật “Vĩnh Phúc đổi mới và phát triển” đã được khai mạc. Đây là ngày hội lớn của giới báo chí và công chúng quan tâm đến hoạt động báo chí trên địa bàn.

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

Vĩnh Phúc: lễ hội Chạy cày ước nguyện mùa màng bội thu

04/02/2025 | 10:13

Kinhtedothi - Ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng) lễ hội Chạy cày đã diễn ra tưng bừng tại làng Đan Trì, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là lễ hội cổ xưa mang ước vọng cho quê hương đất nước thanh bình, no ấm, người dân an cư, lạc nghiệp.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ