Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Lễ Nghinh Ông tuần du cầu cho quốc thái dân an thu hút vạn người xem

Kinhtedothi - Nằm trong chuỗi các hoạt động chuẩn bị cho lễ hội Tết Nguyên tiêu, còn được gọi là Tết Thượng Nguyên (Tết Rằm tháng Giêng), ngày 22/2 tại chùa Ông Hội quán Nghĩa An (một trong nhiều hội quán của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh) tổ chức lễ Nghinh Ông quan thánh đế quân.

Lễ Nghinh Ông quan thánh đế quân, hay còn gọi là Nghinh Ông tuần du, là một hoạt động tín ngưỡng văn hóa có từ lâu đời của người Hoa. Đây là hoạt động nhằm bảo tồn văn hóa dân gian của cộng đồng người Hoa tại TP Hồ Chí Minh, với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Đội rước cờ Tổ quốc tham gia đoàn diễu hành lễ Nghinh Ông tuần du tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Tân Tiến. 
Thành viên của các hội quán người Hoa tại TP Hồ Chí Minh hóa trang thành nhiều nhân vật trong văn hóa gian Trung Quốc. Ảnh: Tân Tiến.
Trên những đoạn đường đoàn diễu hành đi qua, hàng nghìn người dân đứng xem. Ảnh: Tân Tiến. 

Đoàn diễu hành trong lễ Nghinh Ông tuần du là đội hình với sự tham gia của gần 1.000 người đến từ nhiều hội quán, các đoàn lân sư rồng, như: đội rước cờ Tổ quốc; đội cồng chiêng cổ nhạc Triều Quần; đội lồng đèn lớn và đội ngũ cờ tiêu Hội quán Nghĩa An; các đoàn lân sư rồng Hải Nam Liên Hữu, Tinh Anh Đường, Nhơn Nghĩa Đường…

Đoàn lân sư rồng Hải Nam tham gia diễu hành trong lễ Nghinh Ông tuần du cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ảnh: Tân Tiến.
Các đoàn lân sư rồng của các hội quán người Hoa tham gia biểu diễn múa rồng trong lễ Nghinh Ông quan thánh đế. Ảnh: Tân Tiến.
Rồng của mỗi hội quán người Hoa trong lễ Nghinh Ông quan thánh đế có nhiều màu sắc rực rỡ. Ảnh: Tân Tiến.

Cung đường đoàn diễu hành đi qua trong lễ Nghinh Ông tuần du, bắt đầu từ Hội quán Nghĩa An (số 678 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5), sau đó rẽ qua Tản Đà - Trần Hưng Đạo - Phùng Hưng - Hải Thượng Lãn Ông - Đỗ Ngọc Thạnh - Nguyễn Trãi - Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học và kết thúc tại Hội quán Nghĩa An.

Các đoàn lân sư rồng thi nhau biểu diễn tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Châu Văn Liêm, vì nơi này khá rộng. Ảnh: Tân Tiến.  
Rồng của một hội quán người Hoa uốn lượn trong lễ Nghinh Ông quan thánh đế. Ảnh: Tân Tiến.
Rồng của một đoàn lân sư rồng khác uốn lượn uyển chuyển trong lễ Nghinh Ông tuần du. Ảnh: Tân Tiến. 

Sau lễ Nghinh Ông tuần du, từ 6 giờ sáng ngày 23/2 đến 24 giờ ngày 24/2 (tức 6 giờ sáng ngày 14 đến 24 giờ ngày 15 tháng Giêng) tại hội quán này diễn ra lễ thỉnh lộc Ông đầu năm Giáp Thìn. Tiếp đó, sẽ diễn ra lễ đấu giá đèn lồng vào lúc 19 giờ ngày 27/2 (tức 18 tháng Giêng). Riêng chương trình biểu diễn nghệ thuật ca kịch Triều Châu, múa lân sư rồng…, diễn ra từ 19 giờ tối 23/2 đến hết ngày 1/3 (từ tối 14 đến 21 tháng Giêng).

Đoàn diễu hành gần 1.000 người trong lễ Nghinh Ông quan thánh đế của người Hoa tại TP Hồ Chí Minh. Clip: Tân Tiến.

Còn tại Hội quán Hải Nam, số 276 Trần Hưng Đạo (phường 11, quận 5), liên tục trong 3 ngày từ 21 đến 24/2 (tức 12 đến 15 tháng Giêng) có các chương trình biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ, múa lân sư rồng. Tại Hội quán Nhị Phủ, số 264 Hải Thượng Lãn Ông (phường 14, quận 5) vào tối 15 tháng Giêng tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật cổ nhạc Nam âm Phước Kiến, bát tiên đi cà kheo và múa lân sư rồng...

Mỗi đoàn lân sư rồng tham gia diễu hành đều có nhiều chú rồng với đủ màu sắc. Ảnh: Tân Tiến. 
Ngoài các đội múa rồng, trong lễ hội của người Hoa tại TP Hồ Chí Minh hầu như không thể thiếu múa lân. Ảnh: Tân Tiến.
Cặp rồng của một hội quán người Hoa óng ánh vàng trong nắng. Ảnh: Tân Tiến. 

Theo Ban Dân tộc TP Hồ Chí Minh, chuỗi hoạt động văn hóa nêu trên không những được tổ chức tại quận 5 mà còn tổ chức ở một số quận có đông người Hoa sinh sống. Cụ thể, tại quận 6, vào tối 24/2 cũng tổ chức đêm hội Nguyên tiêu tại sân khấu trước cổng chợ Bình Tây (trên đường Tháp Mười), với các hoạt động như: biểu diễn múa lân sư rồng, các hoạt động nghệ thuật truyền thống của người Hoa, các gian hàng ẩm thực Việt - Hoa và các dân tộc khác.

Còn tại quận 11, ngoài việc tổ chức các chương trình nghệ thuật như quận 5 và quận 6 là múa lân sư rồng, viết liễn thư pháp (Hoa - Việt), phố ẩm thực, trò chơi dân gian, tặng quà cho hộ người Hoa có hoàn cảnh khó khăn…, thì quận 11 còn kết hợp quảng bá sản phẩm du lịch “Có một Chợ Lớn khác” trong lễ hội Nguyên tiêu Giáp Thìn năm 2024.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ