Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lệnh trừng phạt của Mỹ chống Nga sẽ khiến tài chính toàn cầu chao đảo

Kinhtedothi - Các chuyên gia cảnh báo biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga sẽ gây nên tình trạng hỗn loạn tại các nước phát triển, đặc biệt là khu vực châu Âu, điều này cũng khiến hệ thống tài chính toàn cầu mất ổn định.

Theo hãng Tass, tờ New York Times của Mỹ hôm 29/1 nói rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Mỹ dự định áp đặt đối với Nga nếu căng thẳng Moscow-Kiev leo thang có thể đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu.

Bài phân tích trên tờ New York Times cho biết hiện chưa có bất kỳ quốc gia nào áp đặt những biện pháp cấm vận quy mô lớn như vậy đối với một nền kinh tế lớn như Nga. Các chuyên gia nhận định rằng những biện pháp trừng phạt như vậy sẽ gây ra hỗn loạn đối với các nước phát triển, đặc biệt là tại châu Âu, và chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt này nếu được áp đặt có thể buộc Nga phải tiến hành các biện pháp đáp trả nghiêm trọng.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt cực kỳ khắc nghiệt trong trường hợp Nga có hành động quân sự đối với Ukraine.

Ngày 29/1, hãng tin Reuters dẫn lời ông Peter Harrell, Ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) cho hay chính quyền Tổng thống Biden có kế hoạch sử dụng các biện pháp trừng phạt nhằm làm suy yếu tiềm lực công nghiệp của Nga trong trường hợp Moscow tấn công Kiev.

“Mục tiêu chính là thực hiện các biện pháp mà theo thời gian sẽ làm giảm tiềm năng công nghiệp và năng lực sản xuất công nghiệp của Nga”, ông Peter nói, đồng thời nhấn mạnh rằng các hạn chế mới sẽ không nhắm vào người tiêu dùng Nga.

Theo ông Harrell, các biện pháp trừng phạt chống lại các tổ chức tài chính cần kích động ''chảy máu'' dòng vốn chảy ra nước ngoài, lạm phát và cũng buộc Ngân hàng Trung ương Nga phải cung cấp hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng khác.

Hãng tin Reuters trích dẫn các nguồn tin chính thức khác trong Nhà Trắng, cho biết các lĩnh vực mà Nga phải chịu ảnh hưởng do hạn chế có thể là ngành hàng không, hàng hải, kỹ thuật robot, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và ngành công nghiệp quốc phòng. "Những người chủ chốt cũng sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt lớn", một quan chức Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong một bài phát biểu vào ngày 28/1.

Các quan chức Mỹ nói rằng tác động từ lệnh trừng phạt mới với nền kinh tế Nga sẽ khác hẳn hồi năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và bị cáo buộc hậu thuẫn lực lượng ly khai miền đông Ukraine. "Chúng tôi đang dự tính các biện pháp trừng phạt lớn chưa từng áp đặt vào năm 2014 nhắm vào những quan chức cấp cao và ngành công nghiệp chủ chốt của Nga" ông Thea Kendler, quan chức Bộ Thương mại Mỹ nhấn mạnh trong bài phát biểu hôm 28/1.

Ngoài ra, giới chức Mỹ cũng tính đến việc cắt nguồn cung tài chính, công nghệ từ nước ngoài đối với chuỗi cung ứng các ngành công nghệ chủ chốt của Nga, cũng như đóng băng tài sản của những người thân cận với Tổng thống Putin.

Trong khi đó, tờ Wall Street Journal (Mỹ) hôm 28/1 đưa tin các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ nhắm vào các ngân hàng quốc doanh, hoạt động xuất khẩu công nghệ cao.

Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Ba Lan hôm 29/1 cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang bất đồng về mức độ trừng phạt Nga.

Trả lời phỏng vấn hãng tin El Mundo của Tây Ban Nha mới đây, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói rằng các quốc gia thành viên EU đều đồng quan điểm rằng Ukraine cần duy trì chủ quyền của mình. “Tuy nhiên, họ đang bất đồng ý kiến liên quan đến quy mô các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng với Nga và hỗ trợ quân sự dành cho Ukraine. Những bất đồng này nên được EU hoặc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) giải quyết”, ông Morawiecki nói thêm. 

EU tuyên bố không cần bi kịch hóa tình hình tại Ukraine

EU tuyên bố không cần bi kịch hóa tình hình tại Ukraine

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ