Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lỗ hổng trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Nguy cơ thất thoát ngân sách

Kinhtedothi - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là nhu cầu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, DN đang sử dụng, nhằm khai thác tối đa giá trị kinh tế từ đất đai. Nhưng chính việc này đã tạo ra “lỗ hổng” trong công tác quản lý, gây thất thoát ngân sách và lãng phí nguồn tài nguyên.

Lách luật chuyển đổi

Luật sư Nguyễn Văn Học – Hội Luật gia Việt Nam cho biết, Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ 1/7/2014 được xây dựng tương đối chặt chẽ nhưng đến nay, tính thực tế không cao, đặc biệt là vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Đối với các cá nhân, hộ gia đình, bên cạnh việc phải nộp 100% giá trị chuyển đổi theo giá đất ở thì các quy trình, thủ tục rườm rà khiến cho người dân tự chuyển đổi mà không xin phép, dẫn đến tình trạng sử dụng trái phép hoặc vi phạm trật tự về xây dựng.
 Quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất có nhiều điểm bất cập gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Ảnh: Doãn Thành
Thời gian qua, tình trạng sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra ở nhiều địa phương. Rất nhiều trường hợp cá nhân, DN vi phạm được công khai danh tính. Ví dụ, tại TP Hồ Chí Minh có Dự án cao ốc 104 Nguyễn Văn Cừ (quận 1), cao ốc Res 11 (quận 11), cao ốc 128 Hồng Hà (quận Phú Nhuận), dự án 334 Tô Hiến Thành (quận 10), 8 Hoàng Minh Giám (quận Phú Nhuận), 15 Thi Sách (quận 1)... Tại Hà Nội có dự án 36 Phạm Hùng, 25 Vũ Ngọc Phan, 53 Triều Khúc, 60B Nguyễn Huy Tưởng...
Đối với các DN, tại Điều 61, 62 Luật Đất đai 2013 cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ những dự án ban đầu xin phục vụ công cộng nhưng sau đó lại chuyển đổi thành đất thương mại, dịch vụ có giá bán cao hơn gấp nhiều lần so với giá trước khi chuyển đổi. “Các trường hợp này đều gây ra thất thoát ngân sách, nảy sinh tiêu cực đối với một số cán bộ, lãnh đạo chính quyền địa phương. Bởi để được xây dựng trên phần đất chưa được chuyển đổi, người dân phải “làm luật”. Tương tự, để một dự án được “lách” luật chuyển đổi từ đất cơ sở sản xuất, đất nông nghiệp thành đất thương mại cũng sẽ có một khoản tiền không nhỏ chảy vào túi một số cá nhân có chức quyền thân DN” – ông Học đánh giá.

Quy trách nhiệm cá nhân sai phạm

Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam, thời gian qua, có nhiều DN thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hình thức “lách" luật đang bị thanh tra nhưng vấn đề quan trọng nhất là sẽ xử lý như thế nào, đặc biệt đối với các dự án đã đi vào hoạt động. “Việc thanh tra, kiểm tra rất nên làm vì thực tế, các DN này đã làm ảnh hưởng đến tài sản của quốc gia. Nhưng việc xử lý như thế nào là vấn đề khác vì liên quan đến quyền lợi của người mua nhà, lợi ích của chủ đầu tư cũng như của Nhà nước” – ông Nam nhìn nhận.
Trong khi đó, KTS Nguyễn Văn Thanh – Hội Quy hoạch phát triển đô thị cho rằng, trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại mỗi dự án cần xác định đúng đối tượng: Ai là người được giao đất trước khi chuyển đổi? Quy trình chuyển đổi đúng quy định hay chưa? Ai là người thẩm duyệt định giá chuyển đổi?...
“Cần phải quy trách nhiệm đến từng cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện sai quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tránh những trường hợp vi phạm về sau và bảo đảm thu về cho ngân sách Nhà nước đúng giá trị của sản phẩm chuyển đổi” – ông Thanh cho hay.

"Việc cá nhân, DN xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất là điều bình thường, pháp luật không cấm. Nhưng cần phải có quy định rõ ràng để xử lý các trường hợp vi phạm và thu hồi lại những khoản thất thoát đóng vào ngân sách." - Chuyên gia Vũ Đức Tuyên – Hiệp hội BĐS Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ