Loạt dự án có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 0%
Kinhtedothi - Tính đến hết tháng 4/2024, cả nước còn 316 dự án, tiểu dự án nguồn ngân sách trung ương theo ngành, lĩnh vực có tỷ lệ giải ngân 0%. Danh sách này mới đây đã được Bộ Tài chính công khai.
Theo Bộ Tài chính, tổng số kế hoạch vốn ngân sách trung ương theo ngành, lĩnh vực (trong nước) do địa phương quản lý là 82.243,909 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết ngày 31/3, các dự án mới giải ngân được 8.634,291 tỷ đồng, đạt 10,5% kế hoạch vốn được giao, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước (12,16%). Đặc biệt, đến ngày 30/4, còn nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân là 0% so kế hoạch.
Để các địa phương nắm bắt tình hình giải ngân vốn đầu tư công của từng dự án nguồn ngân sách trung ương theo ngành, lĩnh vực (vốn trong nước) do địa phương quản lý, Bộ Tài chính công khai tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của 316 dự án, tiểu dự án nguồn ngân sách trung ương theo ngành, lĩnh vực (vốn trong nước) có tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/4/2024 là 0% tại 48 địa phương.
Trong danh sách công khai các dự án có tỉ lệ giải ngân vốn 0%, Điện Biên có tới 105 dự án, nhiều nhất trong số 48 địa phương được công khai. Trong danh sách này, một số địa phương có nhiều dự án chưa giải ngân là Sơn La, Hòa Bình, Quảng Trị, Bắc Kạn,…
Đáng nói, Hà Nội là địa phương còn tồn tại nhiều ngân sách nhất đối với các dự án chưa giải ngân, với 4.640 tỷ đồng của 2 dự án. Trong đó, dự án thành phần 3: đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư có kế hoạch vốn đầu tư chiếm tới 4.190 tỷ đồng.Lâm Đồng là địa phương tồn tại ngân sách nhiều thứ 2, với số vốn ngân sách chưa giải ngân gần 1.077 tỷ đồng của 3 dự án. Trong đó, Tuyến đường bộ cao tốc Tân Phú ( tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc ( tỉnh Lâm Đồng) có số vốn 800 tỷ đồng.
Trước tình trạng này, Bộ Tài chính đề nghị UBND các địa phương triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của tất cả các nguồn vốn. Trong đó có ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn bổ sung ngoài kế hoạch.
Đồng thời, đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo chủ đầu tư, sở, ngành và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công; đẩy nhanh thủ tục giải ngân vốn đầu tư công các dự án chưa giải ngân và có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân của cả nước Bộ Tài chính đã công khai hàng tháng; chủ động rà soát và điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án không có khả năng giải ngân hoặc chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn; trường hợp vượt thẩm quyền, đề nghị gửi các Bộ có liên quan để tổng hợp theo quy định.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng. Việc tạm ứng, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng cần thực hiện theo đúng quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao.
Thiếu “lửa” giải ngân vốn đầu tư công
Kinhtedothi - Năm 2024, khó khăn vẫn đeo bám nền kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là động lực quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi tăng trưởng.
Thành phố Hồ Chí Minh giải ngân vốn đầu tư công đạt 7,5% trong bốn tháng
Kinhtedothi – 5.969,15 tỷ đồng là số vốn đầu tư công đã giải ngân trong 4 tháng đầu năm 2024, đạt 7,5% tổng số vốn được giao. Đây là số liệu được thông tin tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nội phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt tối thiểu 95%
Kinhtedothi -Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có văn bản yêu cầu thúc đẩy triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024, năm 2025 và các công trình trọng điểm của thành phố.