Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lối thoát nào cho người chuyển giới châu Á?

Kinhtedothi - Ở châu lục nơi còn nặng định kiến, người chuyển giới phải đối mặt với bạo lực, phân biệt đối xử, cô lập và thậm chí mất mạng.

Theo Cộng đồng chuyển giới châu Á - Thái Bình Dương (APTN), lục địa lớn nhất thế giới này là nơi sinh sống của khoảng 9 triệu người chuyển giới.

Mặc dù một số quốc gia trong khu vực đã từng bước hoàn thiện luật pháp về bảo vệ người chuyển giới, nhưng việc thiếu thực thi cũng như thái độ kỳ thị đã khiến các quyền hợp pháp của họ bị đe dọa nghiêm trọng.

Trong 14 năm, từ 2008 đến 2022, hơn 380 người chuyển giới và lưỡng giới đã bị sát hại ở châu Á.

Người chuyển giới trên khắp châu Á đang phải đối mặt với bạo lực, phân biệt đối xử và cô lập xã hội. Nguồn: Nikkei Asia

Ở Iran, bất chấp việc chính phủ cho phép  người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ năm 1980, nhưng thái độ kỳ thị, bạo lực đối với những người này vẫn luôn tồn tại do các quan niệm truyền thống về giới tính đã ăn sâu vào tiềm thức người dân nơi đây.

Ở Trung Quốc đại lục và nhiều quốc gia châu Á khác, không có bất kỳ luật nào bảo vệ cộng đồng LGBTQ khỏi bị phân biệt đối xử. Theo Hiệp hội Đồng tính, Song tính, Chuyển giới và Lưỡng tính Quốc tế (ILGA), chỉ có ba quốc gia châu Á gồm: Ấn Độ, Pakistan và Nepal cho phép công dân thay đổi giới tính một cách hợp pháp. Tuy nhiên, ngay cả ở những nước này, luật pháp cũng không cho phép công dân thay đổi giới tính thành phi nhị giới – không hoàn toàn là nam hay nữ.

Vài nơi khác, trong đó có Philippines, lại cấm thay đổi giới tính, còn một số nước chỉ cho phép chuyển giới khi đáp ứng các điều kiện như đã trải qua phẫu thuật chuyển giới (SRS), triệt sản, hay đã ly hôn.

Ngay cả Thái Lan, một trong những nước có nền công nghiệp chuyển giới phát triển, cũng không cho phép công dân thay đổi giới tính ngay cả khi đã trải qua phẫu thuật.

Rủi ro đến từ phẫu thuật chuyển giới

Hiện phẫu thuật chuyển giới ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Ở Thái Lan, nhiều bác sĩ đã lợi dụng lỗ hổng pháp lý để thực hiện phẫu thuật bất hợp pháp.

Cuộc diễu hành của người đồng tính tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 4/6 hàng năm thu hút hàng ngàn người trên thế giới. Nguồn: Nikkei Asia

Trả lời Nikkei Asia, Kornkanok Chaiklaeo, luật sư của Hội Người tiêu dùng Thái Lan, cho biết: “Pháp luật không quy định bác sĩ phẫu thuật chuyển giới phải là chuyên gia”.

Vào năm 2019, Jade - một phụ nữ chuyển giới người Philippines - đã thực hiện phẫu thuật chuyển giới ở Thái Lan. Tuy nhiên, ca phẫu thuật gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần cô.

Rủi ro sức khỏe và chi phí phát sinh trong phẫu thuật chuyển giới thường không được bảo hiểm y tế chi trả, nên nếu nước nào yêu cầu người chuyển giới phải phẫu thuật để thay đổi giới tính là không công bằng.

Tín hiệu lạc quan

Theo các nhà hoạt động chuyển giới, sự chấp nhận của xã hội và quyền thay đổi giới tính hợp pháp là chìa khóa quan trọng cho người trong cuộc.

Joe Wong, giám đốc điều hành APTN, cho biết: “Việc được công nhận giới tính hợp pháp sẽ giúp người chuyển giới chống lại sự phân biệt đối xử và có quyền bình đẳng trước pháp luật”.

Vào tháng 2/2023, cộng đồng chuyển giới Hong Kong đã chứng kiến một thắng lợi mang tính bước ngoặt khi Henry Tse đã chứng minh rằng việc yêu cầu phẫu thuật chuyển giới để thay đổi giới tính là vi hiến.

Vào đầu tháng 6 vừa qua Nhật Bản cũng đã thông qua luật chống phân biệt đối xử về giới tính. Luật này nghiêm cấm đối xử không công bằng với người chuyển giới, thúc đẩy chính quyền địa phương, trường học và nơi làm việc đa dạng hóa giới tính.

Tuy nhiên, mọi thứ cần phải chờ đợi, nhất là những rắc rối về mặt pháp lý vẫn còn tiếp diễn cũng như sự kỳ thị đối với người chuyển giới vẫn phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. 

Phẫu thuật ngực chuyển giới, nhiều nguy cơ rủi ro

Phẫu thuật ngực chuyển giới, nhiều nguy cơ rủi ro

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tin tài trợ