Thị trường Châu Á chống chọi tốt hơn với sự ảm đạm của bất động sản
Kinhtedothi - Khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản Châu Á-Thái Bình Dương trong những tháng đầu năm 2023 đã ghi nhận giảm, nhưng dự báo lạc quan hơn các thị trường Mỹ, Châu Âu.
Thị trường Châu Á chống chọi tốt hơn với khủng hoảng bất động sản
Ông Simon Smith - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Savills Châu Á - Thái Bình Dương nhận định: Hoạt động đầu tư sẽ tiếp tục khó khăn trong khi có nhiều bất ổn địa chính trị quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng của bất động sản tại Châu Á vẫn được duy trì, khiến khu vực này trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Dữ liệu từ Savills Prospects cho thấy, hoạt động huy động vốn đầu tư bất động sản tại Châu Á-Thái Bình Dương chỉ giảm 6% vào năm 2022, trong khi đó, mức giảm tại Bắc Mỹ là 15% và tại Châu Âu là 28%.
Tổng số vốn đầu tư tại Châu Á cũng chiếm thị phần cao hơn trong tổng số vốn huy động toàn cầu.
Thị trường bất động sản vẫn nhiều rủi ro
Ông Simon Smith cũng cho rằng, việc đầu tư bất động sản hiện nay tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn với vô số những yếu tố có thể tác động tới hiệu quả đầu tư như lạm phát, pháp lý, bất ổn địa chính trị, sự chững lại của đà tăng trưởng hay thay đổi thói quen và nhu cầu từ phía người tiêu dùng. Các nhà đầu tư bất động sản cần phải nhìn nhận chính xác rủi ro để đưa ra quyết định chính xác.
"Các nhóm rủi ro mà nhà đầu tư bất động sản tại Châu Á - Thái Bình Dương tại thời điểm này cần lưu ý, bao gồm: Rủi ro cấu trúc, rủi ro chu kỳ và rủi ro thị trường" - ông Simon Smith nói, đồng thời chỉ rõ:
Thứ nhất là rủi ro về cấu trúc, số hóa hiện đã mang tới sự thay đổi lớn về cấu trúc thị trường trên hầu hết các khu vực. Điện toán đám mây, mua sắm điện tử, video trực tuyến và mạng xã hội đang khiến chúng ta tham gia vào các hoạt động trực tuyến nhiều hơn từng ngày. Xu hướng này thậm chí được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời đại dịch và được dự kiến sẽ phát triển nhanh hơn trong thời gian tới.
Thứ hai là rủi ro về chu kỳ, trong đó lạm phát là rủi ro có tính chu kỳ mà các nhà đầu tư bất động sản không chỉ tại Châu Á mà trên toàn thế giới đang phải đối mặt. Việc lãi suất tăng mạnh trong thời gian trước đã đẩy giá bất động sản lên cao.
Lãi suất vẫn ở mức cao, đi kèm với sự leo thang của chi phí vật tư và lao động sẽ tiếp tục là những vấn đề lớn mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Lãi suất cao đồng thời mang tới rủi ro cho đà tăng trưởng.
Thứ ba là rủi ro từ các vấn đề nội tại của thị trường. Thị trường bất động sản luôn phải đối mặt với rủi ro cung vượt cầu, vốn là lý do chính của tình trạng kém sôi động trong lĩnh vực này. Cung vượt cầu là vấn đề tại nhiều thị trường và phân khúc khác nhau.
Tại Việt Nam, các tháng đầu tiên của năm đã ghi nhận sự hỗ trợ rõ rệt từ phía Chính phủ đối với việc giải quyết khó khăn trong bất động sản với các nghị định và nghị Quyết mới được ban hành. Thêm vào đó, trong tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành để bình ổn thị trường tiền tệ và hỗ trợ nền kinh tế đẩy nhanh tăng trưởng.
Theo ông Troy Grifths - Phó Giám đốc Điều hành - Savills Việt Nam, những chính sách này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực tới thị trường, tuy nhiên thị trường cần thời gian để thẩm thấu. Triển vọng tươi sáng hơn được kỳ vọng sẽ bắt đầu từ quý 3.2023.
Bất động sản công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng
Kinhtedothi - Là “điểm sáng" hiếm hoi của thị trường bất động sản (BĐS) thời gian gần đây, BĐS công nghiệp có nhiều dư địa và cơ hội phát triển. Tuy nhiên, BĐS công nghiệp chưa thể bứt phá phát triển bền vững, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn, tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Chưa đến một nửa số doanh nghiệp bất động sản "sống sót" sau năm 2023
Kinhtedothi - Chưa đến một nửa số doanh nghiệp bất động sản "sống sót" sau năm 2023; Bộ trưởng phản bác ý kiến năng suất lao động Việt Nam thấp hơn Lào; Việt Nam lọt danh sách 21 nước giàu nhất châu Á...
Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc quản lý thị trường bất động sản
Kinhtedothi-Tại phiên làm việc chiều 8/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.