Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Long An: Công an thông báo tìm Võ Thị Diễm My vụ “Tịnh thất bồng lai”

Kinhtedothi - Ai phát hiện cô Võ Thị Diễm My hãy báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Long An ở số 76 Châu Văn Giác, phường 4, TP Tân An; số điện thoại: 0693.609.113 hoặc 0842.728.599 gặp điều tra viên Đoàn Minh Hoàng.

Liên quan đến vụ án xảy ra tại “Tịnh thất bồng lai” hay còn gọi là “Thiền am bên bờ vũ trụ”, chiều 16/5, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Long An đã ra quyết định truy tìm người đối với Võ Thị Diễm My (SN 1999, HKTT ở số 15/2 đường số 20, khu phố 1, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Chỗ ở khác tại 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).

Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An ra thông báo truy tìm cô Võ Thị Diễm My. Ảnh: Công an cung cấp.

Theo đó, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đang thụ lý điều tra vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An do bị can Lê Tùng Vân và đồng bọn thực hiện.

Để phục vụ công tác điều tra, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đề nghị ai phát hiện Võ Thị Diễm My theo thông tin như trên, hãy báo ngay cho Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An theo địa chỉ 76 Châu Văn Giác, phường 4, TP Tân An, tỉnh Long An; Hoặc gọi số điện thoại 0693.609.113 - 0842.728.599 gặp điều tra viên Đoàn Minh Hoàng, để phối hợp giải quyết.

Trước đó vào ngày 3/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” được quy định tại điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015. Đến ngày 7/1, ra quyết định khởi tố 4 bị can ngụ tại “Tịnh thất bồng lai” hay còn gọi là “Thiền am bên bờ vũ trụ” ở ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa.

4 bị can bị khởi tố, gồm: Lê Tùng Vân (SN 1932), Lê Thanh Hoàn Nguyên (SN 1990), Lê Thanh Nhất Nguyên (SN 1991), Lê Thanh Trùng Dương (SN 1995).

Bị can Lê Tùng Vân (trong vòng tròn) được tại ngoại sau khi bị khởi tố.

Trong 4 bị can bị khởi tố, cơ quan công an bắt tạm giam 3 bị can: Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương. Riêng bị can Lê Tùng Vân bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

Đến ngày 21/2, Viện KSND huyện Đức Hòa ra quyết định chuyển vụ án nêu trên đến Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An để điều tra theo thẩm quyền.

Tiếp đến vào ngày 12/5, Cơ quan ANĐT tỉnh Long An khởi tố và bắt tạm giam đối với bị can Cao Thị Cúc (SN 1960, hộ khẩu thường trú xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, chủ khu đất “Thiền am bên bờ vũ trụ”) cũng với tội danh như các bị can nêu trên. Bước đầu, Cơ quan ANĐT xác định bà Cúc đóng vai trò cầm đầu như bị can Lê Tùng Vân.

Theo thông tin từ cơ quan công an, vào năm 2014 bà Cao Thị Cúc mua lại nhà, đất gần 2.000m2 tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, rồi chuyển về đây sinh sống, sau đó sửa chữa làm điểm tu tại gia. Còn bị can Lê Tùng Vân trước kia thường trú tại phường 10, quận 6 (TP Hồ Chí Minh), sau đó chuyển về xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh lập ra “Trại dưỡng lão và cô nhi Thánh Đức” và phong mình làm Giám đốc. Năm 2007, UBND huyện Bình Chánh ra quyết định chấm dứt hoạt động của “Trại dưỡng lão” vì hoạt động không đúng quy định pháp luật.

Sau đó, ông Lê Tùng Vân bán hết đất tại xã Phạm Văn Hai, rồi chuyển về tạm trú tại hộ bà Cao Thị Cúc từ năm 2015, tiếp tục hành nghề nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ nhằm kêu gọi tiền từ thiện ở khắp nơi để trục lợi cá nhân. Tuy nhiên, những đứa trẻ “mồ côi” sống ở hộ bà Cúc đều có mẹ ở cùng, không phải trẻ “mồ côi” hay cơ nhỡ. Trong 18 người cư trú tại hộ bá Cúc, có 6 trẻ em đều có mẹ ruột cùng tạm trú.

Trong quá trình “Tịnh thất bồng lai” hoạt động, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa và một số cơ quan của tỉnh Long An nhận nhiều đơn tố cáo của nhiều tổ chức, cá nhân về các hoạt động lợi dụng tu tại gia, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ để kêu gọi từ thiện; Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân, loạn luân... gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại phương. 

Hiện, vụ án vẫn đang được Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An khẩn trương điều tra.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

22/01/2025 | 09:27

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chủ động nắm bắt tình hình trên tuyến, địa bàn trọng điểm đồng thời chủ động trực tiếp đấu tranh phát hiện, triệt phá các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ