Luật Thủ đô (sửa đổi):ưu tiên thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống
Kinhtedothi - Theo Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô.
Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng
Theo Điều 17 Luật Thủ đô (sửa đổi) về “Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô”, việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô.
Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, môi trường sống trong lành, an ninh nguồn nước với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của thành phố; bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các địa phương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô và cả nước.
Tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. Cho phép xây dựng các tuyến đê mới phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và quy hoạch khác có liên quan để khai thác hiệu quả quỹ đất.
Trên bãi sông được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan; các khu vực bãi sông, bãi nổi còn lại được phép xây dựng các công trình dành cho không gian công cộng, công trình phục vụ mục đích công cộng nhưng không tôn cao bãi sông, bãi nổi để đảm bảo yêu cầu không làm cản trở dòng chảy.
UBND TP quyết định điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
HĐND TP quy định chi tiết trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường, điều chỉnh cục bộ quy hoạch quy định tại khoản này.
Đối với khu vực đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện mà căn cứ vào quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng huyện và chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ Quy hoạch chung Thủ đô và các chỉ tiêu sử dụng đất của địa phương để lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.
Phát huy giá trị cảnh quan, văn hóa, kinh tế, du lịch
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, các đồ án Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô đều đưa nội dung phát triển sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô, trục di sản, du lịch văn hóa kết nối vùng Thủ đô và vùng đồng bằng sông Hồng là một trong những quan điểm mang tính chiến lược, cốt lõi cho phát triển Thủ đô.
Do đó, yêu cầu sử dụng quỹ đất sẵn có tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội một cách hiệu quả để vừa phát huy giá trị cảnh quan, văn hóa, kinh tế, du lịch, vừa bảo đảm yêu cầu về phòng, chống thiên tai, lũ lụt là hết sức cần thiết.
Thực tế cho thấy, Thành phố đã xây dựng một số phương án quy hoạch, phát triển sông Hồng đoạn qua thành phố, nhưng gặp không ít vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Trong đó, một trong những nguyên nhân là do quy hoạch hiện hữu về phòng, chống lũ, quy hoạch về đê điều chậm được nghiên cứu, điều chỉnh và một số rào cản về pháp luật liên quan đến bảo vệ đê điều.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu và ý kiến của Chính phủ, Luật đã cho phép xây dựng các tuyến đê mới phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và quy hoạch khác có liên quan.
Đồng thời, trên bãi sông được phép tồn tại khu dân cư hiện hữu, xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp bảo đảm phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt. Các khu vực bãi sông, bãi nổi còn lại được phép xây dựng công trình dành cho không gian công cộng, công trình phục vụ mục đích công cộng, nhưng không tôn cao bãi sông, bãi nổi để bảo đảm không làm cản trở dòng chảy.
Trao đổi về vấn đề này, đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ) cho rằng, việc tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống được phân cấp cho Hà Nội chủ động thực hiện khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô sẽ giúp rút ngắn thời gian quy trình thực hiện.
Cùng đó, bảo đảm được tính chặt chẽ, tạo điều kiện về mặt thời gian và quy trình để Hà Nội giải quyết được nhu cầu của người dân về không gian văn hóa cộng đồng, về không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp với sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm và phát triển hài hòa ở đô thị hai bên sông, phù hợp với định hướng Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...
Cử tri mong muốn sớm đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Kinhtedothi - Trao đổi với đại biểu Quốc hội, các cử tri đã nêu nhiều kiến nghị liên quan đến những vấn đề như: sớm đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua vào cuộc sống; công tác phòng chống tham nhũng; việc sử dụng sim rác để quảng cáo và lừa đảo...
Đưa Luật Thủ đô trở thành động lực phát triển làng nghề
Kinhtedothi - Luật Thủ đô sửa đổi được Quốc hội thông qua có đề cập nhiều nội dung về phát triển làng nghề. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở ngành cụ thể hoá thành các chương trình, đề án, kế hoạch để Luật đi vào thực tiễn, thúc đẩy phát triển cho các làng nghề.
Luật Thủ đô (sửa đổi): tận dụng tốt không gian ngầm đô thị
Kinhtedothi - TS. Nguyễn Công Giang, Khoa Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, quy hoạch hợp lý không gian ngầm đô thị không chỉ đẩy nhanh quá trình phát triển của TP mà còn nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của TP. Do đó, không gian ngầm đô thị phải được phát