Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lý do '‘Đảo hải tặc’' của Netflix hấp dẫn cả người không đọc truyện

Nhờ có tác giả gốc đồng hành, toàn ê-kíp nỗ lực hết sức và Netflix đầu tư khủng, "Đảo hải tặc" (One Piece) thuyết phục đa dạng nhóm khán giả tìm xem phim, "phá dớp" lời nguyền phim chuyển thể.

Sau hơn 1 tuần ra mắt, phiên bản người đóng của "Đảo hải tặc" (One piece, Vua hải tặc) vẫn “làm mưa làm gió” trên nền tảng Netflix, đứng vững đầu bảng tại hơn 90 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Phim thu hút một lượng lớn khán giả, không chỉ là "fan" của tác phẩm gốc, mà còn cả người xem thông thường chưa từng đọc truyện tranh gốc hay xem bản hoạt hình.

Bóc tách lý do thành công

Giới quan sát nhận định sự quan tâm lớn mà khán giả dành cho bản người đóng của “Đảo hải tặc” là hữu xạ tự nhiên hương.

Có nhiều lý do giúp bản người đóng của phim thu phục được một lượng lớn và đa dạng khán giả. Lý do đầu tiên, bản thân “One Piece” đã là một thương hiệu lớn, trụ vững qua thời gian dài hơn 20 năm. Bên cạnh đó, Netflix cũng là một nền tảng lớn, làm ra nhiều series/phim đình đám. Với bộ phim về cướp biển này, nhà sản xuất này không ngần ngại chi ngân quỹ “kếch xù” để giữ được cái duyên của nguyên tác.

“One Piece” từng là hiện tượng văn hóa khi ra mắt cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000. Tháng 12/2014, tác giả Eiichiro Oda lập kỷ lục thế giới nhờ bán được 320 triệu bản in truyện tranh trên toàn cầu. 9 năm sau đó - năm 2023, ông tự phá vỡ kỷ lục của chính mình nhờ cán mốc 500 triệu bản.

Sau hơn 20 năm, bộ truyện ''One Piece'' vẫn giữ được sức hút và tính nguyên bản. (Ảnh minh họa: Internet)  

Theo số liệu từ Statisticsanddata.org, thành tích này vượt qua những manga lớn và lâu đời không kém, như “Golgo13”“7 viên ngọc rồng” (khoảng 300 triệu bản), “Doraemon” (khoảng 250 triệu bản)...

Series do Netflix sản xuất và phát hành độc quyền, gây chú ý từ những ngày đầu được quảng bá. Khi đó, chất lượng của phim là một dấu hỏi lớn, do trước đó có nhiều bản chuyển thể/người đóng thất bại hoặc không vượt nổi cái bóng của tác phẩm gốc, tạo thành một “cái dớp.” Việc này giúp dấy lên những cuộc bàn tán sôi nổi, gián tiếp quảng bá cho phim.

Khi ra mắt, “One Piece” của Netflix đã có thể thuyết phục các khán giả của mình. Nhiều cộng đồng “fan” cho biết đã không ngần ngại xem liền mạch hết 8 tập của mùa 1. Phim về cơ bản đã “phá dớp” thành công. Họ đưa ra những nhận định đa chiều, có so sánh khen-chê, nhưng hầu hết đều hài lòng hoặc khá hài lòng với series này.

Theo thông tin nhà sản xuất tiết lộ, mỗi tập phim tiêu tốn xấp xỉ 17,27 triệu USD, tương đương 415 tỷ đồng cho khoảng 40 phút-1 tiếng, 3,3 nghìn tỷ đồng cho mùa đầu tiên.

Nhận xét chung về thành công của series này, Giám đốc điều hành của Netflix khẳng định: Phải chuyển một bộ truyện tranh Nhật Bản quá lớn sang tiếng Anh, bản người đóng là một đòi hỏi quá cao.

Giữ được “cái duyên” của nguyên tác

Một yếu tố cần nhấn mạnh riêng là chất lượng của chính mỗi tập phim. Có thể nói, lý do quan trọng nhất nhì là “Đảo hải tặc” của Netflix có được sự đồng hành sát sao của tác giả bộ truyện Eiichiro Oda.

Tờ Independent của Vương quốc Anh dẫn lời ông trong một bức thư viết cho người hâm mộ, cho biết: Ông và đội ngũ làm phim đã mất rất nhiều công sức, từ nỗ lực của dàn diễn viên đến việc tái tạo thế giới từ truyện tranh, các công trình, trang phục, đến hiện thực hóa bối cảnh và tình huống…

“Chính sự cố gắng, cống hiến của mỗi người mới thật đẹp đẽ làm sao,” tác giả Oda bày tỏ. Trong những cuộc phỏng vấn với báo giới, ông nói thêm đạo diễn đã chấp nhận quay lại vô số cảnh mà ông cảm thấy chưa đủ tốt.

Dàn diễn viên góp phần lớn trong thành công của phiên bản người đóng. (Ảnh: Netflix)  

Trang Insider khẳng định dàn diễn viên tài năng, duyên dáng và "khớp" với cảm nhận của khán giả đối với nguyên tác. “Bất kể bạn đã là ‘fan’ của One Piece hay là một người xem phim mới toanh, phiên bản người đóng xứng đáng để bạn bỏ thời gian xem. Nguyên nhân là phim dựa vào bệ đỡ vững chãi nhất trong truyện gốc của Oda: Các nhân vật.”

Theo trang CBR, nguyên tác tốt vì xây dựng nhân vật tốt, đặc sắc, bao gồm cả giai đoạn phát triển nhân vật. "Thông thường, người xem sẽ yêu thích nhân vật chính, nhưng One Piece thì không đơn thuần như vậy," CBR nhận xét. Người xem sẽ yêu mến, đồng cảm với sự trung thành của nhân vật Zoro, sự quyết tâm và lòng tốt của Luffy, sự duyên dáng hấp dẫn của Sanji, lòng nhân ái của Chopper, tính thực dụng của Nami...

Xuyên suốt bộ truyện, nhiều "cú lật" tình huống cũng như phép ẩn dụ cũng được đưa ra, giúp giữ chân người đọc và khiến họ phải "đoán giá đoán non" về các diễn biến tiếp theo. Việc này cũng giúp tạo nên tính nguyên bản cho series.

Trang The Wrap đưa tin "Đảo hải tặc" đã đạt 18,5 triệu lượt xem kể từ khi lên sóng (từ ngày ra mắt 1/9 đến 5/9). Theo số liệu của FlixPatrol, phim liên tục lọt "top 10" Netflix tại hơn 90 nước, chủ yếu giữ vững vị trí đầu bảng. Thứ hạng trung bình của "Đảo hải tặc" kể trong 8 ngày công chiếu dao dộng từ 1,5-1,1 trên toàn cầu. Tại Việt Nam, series này thống lĩnh bảng xếp hạng phim dài tập kể từ thời điểm ra mắt.

Tính đến 9/9, phim vẫn đang giữ vững vị trí đầu bảng trong số các phim nhiều tập của Netflix.

Đoàn phim "Vân Chi Vũ" vướng tranh cãi

Đoàn phim "Vân Chi Vũ" vướng tranh cãi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư

Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư

22/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Trên trang cá nhân, Hồng Nhung vừa đăng tải đoạn clip cho biết bản thân mắc ung thư vú và đã trải qua một đợt điều trị.

Tết với đồng bào 2025: Vạn dặm Xuân vui

Tết với đồng bào 2025: Vạn dặm Xuân vui

22/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Năm 2025 ghi dấu nhiều sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước. Với tinh thần ấy, Tết với đồng bào 2025 sẽ hoà niềm vui chung của đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc, của lòng tự hào là con Lạc cháu Rồng, với những mong muốn, khát khao làm rạng danh 2 tiếng Việt Nam.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ