Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mầm non, tiểu học tư thục được vay vốn ưu đãi để duy trì hoạt động

Kinhtedothi - Theo đề nghị của Bộ GD&ĐT, ngày 27/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Các cơ sở tiểu học, mầm non ngoài công lập phải dùng vốn vay để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị... (Ảnh minh họa)
Các cơ sở tiểu học, mầm non ngoài công lập phải dùng vốn vay để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị... (Ảnh minh họa)

Theo đó, đối tượng được vay vốn theo Quyết định này là cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập gồm: Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục; nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục; trường tiểu học tư thục theo quy định của pháp luật.

Đối tượng vay vốn phải đáp ứng các điều kiện vay vốn, đó là: Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Phải dừng hoạt động theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 ít nhất 1 tháng tính đến thời điểm vay vốn; Có phương án vay vốn để phục hồi, duy trì hoạt động và được Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định; Tại thời điểm đề nghị vay vốn, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước thời điểm ngày 23/1/2020.

Vốn vay dùng để sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19; mua sắm thiết bị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phục hồi, duy trì hoạt động.

Mức vốn cho vay tối đa 80 triệu đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục; tối đa 200 triệu đồng đối với trường mầm non dân lập, tư thục, tiểu học tư thục. Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng với mức lãi suất cho vay 3,3%/năm.

Khách hàng vay vốn theo quy định tại Quyết định này không phải thực hiện bảo đảm tiền vay đối với mức vay đến 100 triệu đồng; nếu có mức vay từ trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Nguồn vốn cho vay theo Quyết định này tối đa 1.400 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay không vượt quá thời điểm ngày 31/12/2023 hoặc thời điểm hết nguồn vốn cho vay, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay trực tiếp đối với khách hàng vay vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ vay vốn, quy trình cho vay đối với các đối tượng vay vốn theo quy định, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, công khai, minh bạch.

Bạn đọc xem Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg TẠI ĐÂY

 

Hà Nội cho toàn bộ trẻ mầm non đến trường từ 13/4

Hà Nội cho toàn bộ trẻ mầm non đến trường từ 13/4

Sẵn sàng đón trẻ mầm non trở lại trường

Sẵn sàng đón trẻ mầm non trở lại trường

Gần 540.000 trẻ mầm non tại Hà Nội trong ngày hội đến trường

Gần 540.000 trẻ mầm non tại Hà Nội trong ngày hội đến trường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ