Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mạnh tay triệt tiêu SIM rác

Kinhtedothi - Bộ TT&TT và các nhà mạng đã liên tục có nhiều biện pháp cứng rắn nhằm triệt tiêu SIM rác. Tuy nhiên, vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo vẫn hành hạ người dùng.

Và việc dừng hoạt động các đại lý buôn bám SIM vi phạm đang được coi là một trong những phương án mới nhất trong “cuộc chiến” này.

Nhiều đại lý vẫn là “nguồn cung” SIM rác

Từ đầu năm 2023, Bộ TT&TT cùng các nhà mạng đã liên tục tổ chức các đợt "càn quét" nhằm chấm dứt tình trạng SIM rác, SIM không chính chủ trên thị trường. Qua đó nhằm chặn đứng vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo đã hành hạ người dùng nhiều năm qua. Sau hàng loạt hành động mạnh tay này, thị trường viễn thông đã có nhiều thay đổi đáng kể.

Mua bán sim tại một cửa hàng trên địa bàn quận Ba Đình. Ảnh: Công Hùng

Theo số liệu, sau đợt tiến hành đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ TT&TT đã xử lý và lọc ra 19,6 triệu thuê bao có thông tin không trùng khớp. Sau khi thông báo, đã có 7,15 triệu thuê bao tiến hành chuẩn hóa lại thông tin. Qua đó, các DN viễn thông đã loại bỏ 12,5 triệu SIM không chính chủ trên hệ thống. Đây là các SIM mà chủ thuê bao không tiến hành cập nhật, chuẩn hóa lại thông tin dù đã quá hạn.

Tuy nhiên trên thực tế, người dùng vẫn tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt cuộc gọi không mong muốn, quảng cáo gây phiền toái, thậm chí là cả cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo. Một trong những lý do chính là đến nay, việc mua SIM rác, SIM không chính chủ vẫn còn rất dễ dàng, đặc biệt là từ các cửa hàng, đại lý cung cấp mặt hàng này trên thị trường.

Theo khảo sát, tại Kim Mã (quận Ba Đình, Hà Nội), một tuyến phố chuyên bán SIM điện thoại, chỉ cần vài chục nghìn đồng, bất cứ ai cũng có thể sở hữu SIM đã kích hoạt sẵn mà không phải xuất trình giấy tờ, căn cước công dân. Rõ ràng, sau nhiều nỗ lực chuẩn hóa thông tin thuê bao và thanh tra toàn quốc để loại bỏ SIM rác, việc mua SIM vẫn hoàn toàn dễ dàng như trước.

Nói về tình trạng trên, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, thống kê từ các nhà mạng, trong số SIM được bán ra thị trường có đến 80% phát hành qua kênh đại lý ủy quyền, 10% được bán trực tiếp từ nhà mạng (các cửa hàng giao dịch của nhà mạng) và 10% qua kênh chuỗi (các hệ thống bán lẻ điện thoại lớn). Như vậy, trong số này, kênh bán SIM qua các đại lý được đánh giá là nguồn cung cấp nhiều SIM rác, SIM không chính chủ nhất.

"Thực tế, để bán được SIM điện thoại di động, không ít đại lý đã sử dụng thông tin cá nhân của người dân (mượn hoặc thuê lại) để đăng ký thông tin thuê bao rồi bán cho người dùng khác, dẫn đến tình trạng thuê bao chính chủ, nhưng người sử dụng thì... không chính chủ" - Thứ trưởng Phạm Đức Long nói thêm.

Theo Bộ TT&TT, tính đến ngày 31/8/2023, các nhà mạng đã rà soát, có khoảng 8,6 triệu thuê bao đứng tên hơn 10 SIM. Trong đó, đã có 3,6 triệu chủ thuê bao đến cam kết, chuẩn hóa lại thông tin; hơn 5 triệu SIM đã bị khóa một chiều, hai chiều và thu hồi…

Siết ngay từ nguồn

Để ngăn chặn những cuộc gọi rác, lừa đảo, các nhà mạng cam kết thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ để xử lý tình trạng SIM không chính chủ, SIM rác. Một trong những biện pháp được các nhà mạng cam kết là ngừng phân phối SIM qua kênh đại lý ủy quyền nếu có vi phạm từ 10/9. Hoặc cao hơn nữa là chỉ phân phối SIM qua kênh trực tiếp của nhà mạng cùng các hệ thống kênh chuỗi lớn, uy tín như Thegioididong, FPT Shop…

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho rằng, chỉ có kiểm tra thuê bao chặt chẽ mới hạn chế tình trạng SIM rác và SIM không chính chủ trên thị trường. Nếu phát hiện có hành vi vi phạm, Bộ TT&TT sẽ áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động đối với DN từ 3 - 12 tháng, tùy mức độ vi phạm.

Bộ TT&TT đã triển khai 82 đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý thông tin thuê bao dịch vụ viễn thông di động mặt đất. Đối tượng thanh tra bao gồm: các tổ chức, cá nhân đăng ký nhiều SIM, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng thông tin của người khác hoặc sử dụng thông tin của họ để đăng ký nhiều SIM. Mục đích của đợt thanh tra này là nhằm ngăn chặn việc SIM được kích hoạt số lượng lớn, đẩy ra thị trường; đồng thời xử lý các trường hợp sử dụng SIM đăng ký thông tin của người khác.

Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, việc quản lý thông tin thuê bao đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, nhất là đối với những thuê bao nghi có thông tin không chính xác, không có cơ sở dữ liệu chuẩn để đối chiếu. Sau khi Bộ Công an hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới có căn cứ để đối soát và quyết tâm triển khai công tác trên.

Hiện có 3 nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone đã thực hiện kết nối, thử nghiệm đối soát trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi phát triển thuê bao mới. Một số DN chưa kết nối trực tuyến thì đang thực hiện đối soát một lần/tháng. Đối với các thuê bao có giấy tờ chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì DN yêu cầu người dùng cập nhật thông tin thuê bao.

Nhờ giải pháp đối soát trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hiện nay có 85% thuê bao SIM phát triển mới được đối soát trực tuyến. Số còn lại 15% là của các nhà mạng cung cấp dịch vụ không tần số, nhà mạng "ảo", do chưa đáp ứng được yêu cầu kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sẽ được thực hiện đối soát thủ công. Bộ TT&TT đang chỉ đạo các nhà mạng còn lại trong tháng 9 này phải hoàn thiện, bảo đảm vấn đề bảo mật để kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khi phát triển thuê bao mới.

Hằng tháng, các nhà mạng phải báo cáo số liệu về Bộ TT&TT, nếu đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không đúng thì nhà mạng đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng các đại lý đang thuê người đứng tên để đăng ký thuê bao. Người dân chỉ đơn giản nghĩ là đứng giùm tên thuê bao, vô tình tạo ra những SIM có thông tin chính chủ nhưng lại không được chính chủ sử dụng. Những SIM này được các đại lý bán cho khách hàng nên vẫn còn tình trạng SIM không chính chủ bán ra thị trường.

 

Để ngăn chặn các thuê bao không chính chủ, thời gian qua, các DN viễn thông di động đã triển khai các biện pháp eKYC (xác thực điện tử), video call (xác thực qua video) nhằm bảo đảm thuê bao đăng ký mới phải đúng là có thật. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế cuộc gọi rác, tin nhắn rác.
Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) Nguyễn Phong Nhã

Việc mua bán SIM tại các đại lý hiện nay không được quản lý hiệu quả, có nơi người dùng không cần xuất trình hay đăng ký thông tin cá nhân vẫn có thể mua được số lượng SIM lớn. Và các SIM này đã được kích hoạt sẵn. Từ đó có thể thấy nếu thực hiện nghiêm giải pháp ngừng bán SIM qua đại lý thì chắc chắn sẽ có giảm mạnh SIM rác.
Giám đốc kỹ thuật Công ty Công nghệ an ninh mạng quốc gia NCS Vũ Ngọc Sơn

Xóa sổ sim rác

Xóa sổ sim rác

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

TikTok đã hoạt động trở lại tại Mỹ

20/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Nền tảng TikTok đã thông báo vào rạng sáng 20/1 (theo giờ Việt Nam) với nội dung: Cảm ơn sự kiên nhẫn và ủng hộ của các bạn. Nhớ sự nỗ lực của Tổng thống Trump, TikTok đã quay trở lại.

Nintendo Switch 2 lộ diện

Nintendo Switch 2 lộ diện

20/01/2025 | 14:08

Kinhtedothi - Mới đây, Nintendo đã giới thiệu một phiên bản lớn hơn của Switch, có thiết kế tương tự như phiên bản tiền nhiệm.

Cách xóa dung lượng khác trên iPhone

Cách xóa dung lượng khác trên iPhone

18/01/2025 | 19:01

Kinhtedothi - Dữ liệu “Khác” trên iPhone khiến nhiều người dùng cảm thấy bối rối khi thấy nó chiếm khá nhiều bộ nhớ, mà lại không thể xác định rõ ràng là loại dữ liệu gì. Vậy làm thế nào để xóa những dữ liệu đó?

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ