Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mít ngon, nhưng bạn nên ăn vào thời điểm nào?

Kinhtedothi - Mít là trái cây có vị ngọt nhẹ, thơm nên được nhiều người ưa thích nhưng bạn cần chú ý thời điểm ăn mít trong ngày tốt nhất. ,khung giờ vàng,xóa vết nhăn,đẹp da,ăn mít

Nguồn dinh dưỡng cao đến từ trái mít

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong thịt múi mít chín có protein 0,6 – 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 – 14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructos, glucos, cơ thể dễ hấp thụ), beta-carotene, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phốt-pho.

Mít chứa nguồn vitamin C dồi dào nên giúp tăng cường miễn dịch, tăng sinh collagen rất hiệu quả. Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như lignans, isoflavones và saponins có đặc tính chống ung thư và lão hóa.

Vitamin A trong mít rất tốt để duy trì sức khỏe mắt và da. Ăn mít đúng cách giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà cũng như làm mờ nếp nhăn, phòng chống lão hóa da.

Thời điểm ăn mít tốt 

Khung giờ vàng ăn mít để đẹp da đó chính là 1-2 tiếng sau khi ăn bữa chính.

Đây là lúc cơ thể không bị đói quá cũng không no quá như lúc mới ăn xong. Khi ăn mít lúc này sẽ giúp bụng dạ không bị ấm ách do quá no. Ngược lại, bạn cũng tránh nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu do ăn vào lúc đói. Từ đó giảm tối đa nguy cơ nóng trong, giúp hấp thu chất dinh dưỡng cho làn da luôn tươi trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh khung giờ chiều tối và tối bởi mít có hàm lượng chất xơ cao, ăn vào thời điểm này sẽ khó tiêu, gây cảm giác ấm ách, khó chịu vào ban đêm. Đồng thời khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng, vô tình gây hại sức khỏe tổng thể.

Mít nên ăn bao nhiêu 1 ngày 

Nên ăn với lượng vừa phải không nên ăn quá nhiều, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày). Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít cần bổ sung đủ nước và rau xanh.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi ăn mít để tránh gây hại đến sức khoẻ

Hạn chế ăn mít nếu có biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ, người béo phì, tiểu đường….

Mít chứa khá nhiều đường nên sẽ gây cảm giác nóng trong người sau khi ăn nhất là những người có tiền sử mắc các bệnh như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, suy thận gan, sức khỏe yếu, thừa cân… Vì vậy, những những người mắc các bệnh trên nên hạn chế ăn mít để tránh trường hợp sức khỏe bị ảnh hưởng.

Không ăn nhiều mít cùng lúc

Mỗi lần ăn mít, bạn chỉ nên ăn từ 80-100g mít, tương đương 4-5 múi. Việc ăn quá nhiều mít cùng một lúc sẽ làm lượng đường trong máu cao, dẫn đến tình trạng nóng gan, ảnh hưởng đến thận.

Ăn đúng thời điểm

Nhiều người vẫn có thói quen ăn uống không khoa học, tuy nhiên với mít, các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ nên ăn mít sau 1-2 giờ sau bữa ăn chính. Không được ăn lúc bụng đói, sẽ khiến cơ thể dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Và đặc biệt, không nên ăn vào chiều tối vì sẽ gây ra cảm giác khó chịu vào ban đêm do hàm lượng chất xơ trong mít khá cao.

Nên ăn mít kèm với hoa quả khác

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ăn mít kèm hoa quả khác sẽ cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể cân bằng được lượng chất hấp thụ vào cơ thể.

Cung cấp đủ nước và rau xanh sau khi ăn mít

Những người bị nóng trong, cơ thể hay nổi mụn do ăn mít nên bổ sung nước đầy đủ và rau xanh để cơ thể được mát hơn, hạn chế tối đa nguy cơ mụn nhọt sau mỗi lần ăn mít.

Người Hà Nội "giải cứu" mít Thái

Người Hà Nội "giải cứu" mít Thái

Lưu ý khi ăn mít để tránh "mang họa vào thân"

Lưu ý khi ăn mít để tránh "mang họa vào thân"

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ