Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mở cửa lại nền kinh tế phải an toàn, linh hoạt

Kinhtedothi - Chính phủ đã có chủ trương và đang chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt, để trong thời gian tới có thể vừa mở cửa lại nền kinh tế, vừa sống chung an toàn với dịch. Nhưng mở thế nào để người dân được an toàn và DN hoạt động ổn định? Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực.

 TS. Cấn Văn Lực
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng việc mở cửa lại nền kinh tế sẽ phải đối mặt nguy cơ lây nhiễm lan rộng và các hệ quả xã hội nghiêm trọng. Ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này?
- Mở cửa nền kinh tế là chủ trương hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, các biến thể của dịch Covid-19 ngày càng phức tạp và luôn luôn thay đổi, rất khó để triệt tiêu hoàn toàn. Trong khi đó, việc đóng cửa nền kinh tế tác động rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung và "sức khỏe" của các DN nói riêng.

Chiến lược mới hiện nay không thể chờ hết dịch Covid-19 mới mở cửa nền kinh tế, nhưng cũng không thể nói là mở và thả lỏng hoàn toàn. Do đó có mấy điểm cần chú ý.
Thứ nhất, những quyết sách đưa ra phải trên quan điểm thông tin số liệu, phân tích dự báo, mở cửa dần trên cơ sở thông tin dữ liệu khoa học chứ không cảm tính. Điều này chắc chắn ngành y tế phải tham mưu. Khảo sát các nước, đầu tiên họ quan tâm số lượng ca nhiễm nặng, hai là số ca tử vong, ba là năng lực y tế, bốn là mức độ bao phủ vaccine, là các yếu tố cần quan tâm.

Thứ hai, Bộ Y tế nên xem vùng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào dễ bị lây nhiễm sau đó phân nhóm những lĩnh vực rủi ro và lĩnh vực ít rủi ro để hạn chế lây lan dịch bệnh. Theo đánh giá của tôi, những lĩnh vực nguy cơ lây nhiễm thấp như nông nghiệp, những hoạt động ngoài trời, xây dựng. Còn những ngành nghề nguy cơ lây nhiễm cao như vận tải hàng không, vận tải công cộng, quán bar, karaoke, phòng tập, cơ sở giáo dục đào tạo.

Thứ 3, cần phải có kịch bản hướng dẫn chung của toàn quốc để các địa phương căn cứ vào đó coi như kịch bản ứng phó. Có thể chấp nhận một số khác biệt trong biện pháp chống dịch nhằm đáp ứng khả năng y tế của từng địa phương, nhưng chúng ta cần xác định các ngành sản xuất dịch vụ đòi hỏi tính liên kết cao giữa các địa phương để có biện pháp giải tỏa thông suốt liên tỉnh, có biện pháp nhất quán từ trung ương. Nếu không 63 tỉnh, thành lại có 63 kịch bản phục hồi kinh tế khác nhau và biện pháp phòng ngừa khác nhau sẽ gây khó cho DN. Cần có những quy chuẩn áp dụng chung trên cả nước, ví dụ, hàng thiết yếu phải quy định trên toàn quốc; dịch vụ vận tải phải liên thông áp dụng trên toàn quốc chứ không phải mỗi tỉnh một kiểu. Còn những dịch vụ như ăn uống ăn tại chỗ hay về nhà đó là việc của địa phương đó.

Thứ 4, cần phải có kịch bản phương án hướng dẫn chi tiết khi có ca dịch. Chẳng hạn một nhà máy hay cửa hàng, siêu thị, quán ăn có F0 lúc bấy giờ họ phải làm gì? Bộ Y tế phải có hướng dẫn để DN căn cứ vào đó lên kịch bản riêng nhằm đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất liên tục.

Thứ 5, phải tìm kiếm động lực tăng trưởng mới thay thế bù đắp cho những gì khó khăn hiện nay. Cải thiện môi trường kinh doanh, thể chế cho kinh tế số; kinh doanh số mở đường cho kinh doanh mới… cái đó không thể chậm trễ được.

Thứ 6, đảm bảo cho hoạt động của các đầu tàu kinh tế liên tục hơn, có ý nghĩa lan tỏa. Ví như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đóng cửa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng cả nước, do đó phải có chiến lược cho những đầu tàu kinh tế này. Cuối cùng là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin triệt để trong phòng, chống dịch Covid-19.

Nói về các đầu tàu kinh tế, ông đánh giá thế nào về các biện pháp chống dịch và lên phương án sản xuất kinh doanh hiện nay của các địa phương (phân vùng sản xuất, thẻ xanh Covid-19)?

- Phải làm song song cả hai việc, chống dịch Covid-19 và phân vùng phân nhóm. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và tình hình không đồng nhất giữa các nơi, nên từng địa phương cần phân tách rõ vùng đỏ, vàng, xanh dựa trên kết quả xét nghiệm.

Ví như TP Hồ Chí Minh, vùng đỏ tiếp tục giãn cách, xét nghiệm thường xuyên để đưa số F0 cộng đồng giảm dần, đồng thời giảm tử vong; đầu tư hơn cho dịch vụ và phương tiện trị liệu. Vùng vàng làm xét nghiệm PCR gộp, người dân được tham gia các dịch vụ thiết yếu có giới hạn. Vùng xanh làm xét nghiệm PCR gộp định kỳ, cho mở lại các dịch vụ cơ bản.

Với Hà Nội, về lâu dài khoanh vùng phải chi tiết hơn ở mức độ phường, xã chứ không phải chỉ ở quận. Tôi không đồng ý vừa qua vùng đỏ là tất cả các quận nội đô. Có thể là giải pháp tình thế nhưng tiến tới phải phân vùng chi tiết hơn. Vì một quận của Hà Nội có khi bằng một tỉnh rồi.
 Hoạt động sản xuất tại Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, khu công nghiệp Phú Nghĩa. Ảnh: Hải Linh
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo ông cần lưu ý điểm gì?

- Trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19, để đảm bảo những mục tiêu từ nay đến cuối năm vừa chống dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP rất kịp thời. Các DN hiện rất khó khăn, ngay trong nghị quyết, Chính phủ cũng đã thừa nhận điều này. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần hành động ngay, thực hiện nghiêm theo đúng tinh thần của Nghị quyết 105/NQ-CP triển khai nhanh chóng, đồng bộ, hiệu quả.

Đơn cử như Bộ GTVT vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc bộ tập trung quán triệt và khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung liên quan tại Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ, tạm dừng, giãn, hoãn các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa cần thiết. Hay tại Bộ NN&PTNT, nghiên cứu, đề xuất biện pháp hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển sang sản xuất và phân phối các sản phẩm nông sản theo phương thức đặt hàng để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua việc tổng hợp, dự báo sản lượng, chất lượng hàng hóa và liên kết chào bán...

Hiệu quả của Nghị quyết 105/NQ-CP đến đâu lại phụ thuộc vào việc triển khai của các bộ, ngành và địa phương. Các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt, DN và người dân mới được hưởng chính sách hỗ trợ để hồi phục lại "sức khỏe", tránh trường hợp khi thực hiện lại gây khó khăn, vướng mắc thủ tục hành là chính...

Ông đánh giá sao các giải pháp hỗ trợ DN hiện nay và cần lưu ý điều gì?

- Với các gói hỗ trợ đã ban hành, phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, ví như gói an sinh xã hội đang triển khai chậm; Với gói hỗ trợ đã hết hạn phải gia hạn theo tinh thần hết năm nay hoặc hết tháng 6 năm 2022; Đồng thời nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ mới. Hiện nay Bộ Tài chính đang trình gói hỗ trợ thuế 21.000 tỷ đồng, cần nhanh chóng ban hành vì chính sách giãn, hoãn thuế đó đến 31/7 đã hết hạn nộp hồ sơ rồi. Rồi NHNN đã ban hành Thông tư 14 sửa đổi Thông tư 01, 03 bây giờ thực hiện thế nào phải giám sát.

Ông dự đoán thế nào về kết quả tăng trưởng cuối năm nay, nhất là vào thời điểm nhiều nơi trên cả nước đã bắt đầu khởi động ở trạng thái bình thường mới? Và DN cần làm gì?

- Kịch bản xấu tăng trưởng 3,5 - 4%, kịch bản tốt tăng trưởng 4,8 - 5%. Với tình hình hiện nay thiên về kịch bản xấu nhiều hơn. Để có sự phục hồi, DN cần những hỗ trợ cấp bách. Với DN cần lưu ý, phải có kịch bản sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới, có kế hoạch phương án cụ thể của DN mình căn cứ vào hướng dẫn của địa phương. Thứ hai phải quyết tâm duy trì nguồn lao động. Có phương án duy trì hoạt động sản xuất liên tục kể cả trường hợp có F0. Ngoài ra vấn đề về dòng tiền, các cơ chế chính sách mà Chính phủ và NHNN ban hành phải tận dụng tối đa (ví dụ các khoản giãn hoãn, giảm lãi suất, các khoản vay để trả lương…). Giữ được bạn hàng với đối tác. Đẩy nhanh cơ cấu lại hoạt động và chuyển đổi số…

Xin cảm ơn ông!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháng 1/2025, thu hút FDI tăng 48,6%

Tháng 1/2025, thu hút FDI tăng 48,6%

05/02/2025 | 12:04

Kinhtedothi - Tháng 1/2025, tổng vốn FDI đăng ký hơn 4,3 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ, vốn thực hiện trên 1,5 tỷ USD, tăng 2%.

Vàng tăng dữ dội, người dân xếp hàng mua

Vàng tăng dữ dội, người dân xếp hàng mua

05/02/2025 | 11:56

Kinhtedothi - Giá vàng trong nước sáng 4/2 tiếp đà tăng mạnh, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng. Bất chấp giá vàng liên tục phá đỉnh cũ, người dân xếp hàng dài tại nhiều cửa hàng vàng tại Hà Nội để mua vào.

Thách thức điều hành chính sách tiền tệ

Thách thức điều hành chính sách tiền tệ

05/02/2025 | 11:45

Kinhtedothi- Năm 2025 được dự báo tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức với kinh tế Việt Nam nói chung và với điều hành chính sách tiền tệ nói riêng.

Thị trường vàng ngóng khai xuân

Thị trường vàng ngóng khai xuân

03/02/2025 | 23:22

Kinhtedothi- Hôm nay 3/2, tức mùng 6 Tết, các đơn vị kinh doanh vàng mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Dự báo giá vàng còn tăng và lượng khách sẽ đông đúc hơn trước kỳ nghỉ lễ.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ