Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mở cửa muộn, du lịch tâm linh vẫn hút khách

Kinhtedothi- Sau khi Hà Nội và một số tỉnh, thành cho phép các di tích lịch sử, văn hóa mở cửa đón khách tham quan, các doanh nghiệp du lịch đồng loạt tổ chức tour du Xuân. Các điểm du lịch tâm lý đặc biệt hút khách dịp này.

Doanh nghiệp đồng loạt khởi động tour

"Đến hẹn lại lên", sau Tết Nguyên đán là thời điểm, người dân thường chọn các điểm du lịch tâm linh để du Xuân. 

Sau khi Hà Nội và một số tỉnh, thành cho phép di tích lịch sử, đền, chùa mở cửa trở lại, các tour du lịch cũng được doanh nghiệp cấp tập khởi động lại.

Giám đốc Công ty Du lịch Vietsense Nguyễn Văn Tài cho biết, ngay sau khi tỉnh Quảng Ninh cho phép đưa du khách đến tham quan, lễ Phật tại quần thể chùa Yên Tử, doanh nghiệp đã tổ chức tour đi - về trong ngày với giá khoảng 750.000 đồng/khách. Tương tự, Công ty Du lịch Hà Nội cũng đang chào bán tour  Hà Nội - Yên Tử - Hạ Long - Bắc Ninh - Đền Đô - Ninh Bình - Chùa Bái Đính - Tràng An - SaPa - Chinh phục đỉnh Fansipan trong 6 ngày 5 đêm. Tham gia tour, du khách có cơ hội tham quan các di tích văn hóa lịch sử Hà Nội như Văn Miếu-Quốc Tử Giám, chùa Trấn Quốc, Đền Ngọc Sơn. Đồng thời khám phá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), đỉnh núi  cao nhất Việt Nam Fansipan (Lào Cai)… Không chịu thua kém, Công ty Du lịch Việt Nam đưa ra chùm tour du Xuân Tam Chúc (Hà Nam), Yên Tử, Hạ Long (Quảng Ninh), Bái Đính-Tràng An (Ninh Bình)…với giá khá rẻ.

Về giá tour, các du khách đều cho mức giá chấp nhận được. Cụ thể, tour Yên Tử-chùa Ba Vàng (Quảng Ninh); tour chùa Bái Đính-Tràng An (Ninh Bình) đi về trong ngày 790.000 đồng/khách; Tour chùa Tam Chúc-Bà Đanh (Hà Nam), tour đi lễ đền ông Hoàng Bẩy-đền Mẫu (Lào Cai) 690.000 đồng/khách.  

Thực tế cho thấy, ngay sau khi TP Hà Nội cho phép khu danh thắng chùa Hương (huyện Mỹ Đức) được đón du khách, nhiều công ty du lịch đã mở bán tour lễ Phật chùa Hương trong 1 hoặc 2 ngày với giá từ 400.000-850.000 đồng/khách (bao gồm vé thắng cảnh, thuê đò, bảo hiểm, ăn nghỉ...).

Du khách đi lễ Phủ Tây Hồ sau khi TP Hà Nội cho phép hoạt động.

Theo các doanh nghiệp lữ hành, du lịch hành hương lễ chùa, trẩy hội đầu năm đã trở thành thói quen trong văn hóa người Việt. Để thu hút du khách, các doanh nghiệp đã làm mới tour theo hướng kết hợp điểm du lịch tâm linh với các danh lam thắng cảnh.

Tổng Giám đốc Công ty Flamingo Redtours Nguyễn Công Hoan cho biết, để thu hút du khách, hầu hết công ty du lịch đã làm mới tour tới các điểm tâm linh theo hướng gắn di tích thắng cảnh với lịch sử tôn giáo và những giá trị di sản văn hóa, kiến trúc…qua đó đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Đại diện Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết,  từ ngày 1 - 15/2, tỉnh Quảng Ninh đã đón trên 837.000 lượt khách, trong đó đa số là khách đi du lịch tâm linh lễ Phật đầu năm. Cụ thể, Khu di tích và danh thắng Yên Tử, chùa Ba Vàng (180.000 lượt), đền Cửa Ông (90.000 lượt), chùa Cái Bầu (55.000 lượt) …Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 1.000 tỷ đồng.

Thực hiện nghiêm quy định 5K

Cơ sở tôn giáo, điểm du lịch dần mở cửa đón khách cho thấy dấu hiệu ngành du lịch đã và đang phục hồi, tuy nhiên trong quá trình xây dựng, tổ chức tour đặt ra yêu cầu đối các doanh nghiệp du lịch, điểm đến phải bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.

Khách du lịch tại chùa Hương sau khi TP Hà Nội cho phép đón khách

Phó Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist Lê Hồng Thái chia sẻ để đảm bảo an toàn cho du khách trong quá trình tham gian tour, tất cả địa điểm tham quan trong tour đều nằm trong vùng "xanh" và đảm bảo các quy định an toàn về phòng, chống Covid-19. Đặc biệt, các nhân viên phục vụ tour đều đã tiêm vaccine 2 mũi, xét nghiệm định kỳ, tập huấn quy trình an toàn. Các thành viên trong tour, kể cả khách du lịch, cũng luôn đảm bảo 5K suốt hành trình.

Giám đốc Công ty Du lịch VietSense Nguyễn Văn Tài nêu rõ, trong quá trình tổ chức tour du Xuân, doanh nghiệp đã yêu cầu du khách giữ khoảng cách với bộ phận phục vụ, có tấm chắn an toàn giữa lái xe với du khách. Hướng dẫn viên du lịch phải thường xuyên nhắc nhở du khách đeo khẩu trang khi đến các điểm tham quan.

 

Hoạt động du lịch tuy còn khó khăn nhưng bước đầu đã có dấu hiệu khả quan khi nhiều tỉnh, thành có lượng khách du lịch tăng trong thời điểm đầu năm 2022, kết quả này cho thấy ngành du lịch đang từng bước khôi phục và kỳ vọng có thể gia tăng được lượng khách trong mùa du lịch hè sắp tới.

Để du lịch phục hồi bền vững, ngành du lịch sẽ đề xuất thêm những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như giải quyết bài toán về nguồn nhân lực đang bị thiếu hụt." - Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh

 

Chùa Hương một trong những điểm du lịch thu hút du khách những ngày đầu năm nên việc đảm bảo đón du khách an toàn trước dịch Covid-19 là vấn đề được nhiều người quan tâm. Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Cảnh cho biết, nhằm đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, huyện Mỹ Đức đã tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân địa phương, du khách thực hiện nghiêm quy định “5K” của Bộ Y tế, không nên đi chùa Hương khi chưa tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19. Tại 3 cổng trạm vào khu di tích, huyện Mỹ Đức đã bố trí lực lượng chức năng hướng dẫn, yêu cầu du khách đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, khai báo y tế bằng mã QR; Bố trí 8 chốt kiểm soát dịch Covid-19, 3 lều y tế lưu động để xử lý các tình huống dịch bệnh phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp sốt, ho... Tại nơi thờ tự, huyện cũng bố trí lực lượng hướng dẫn du khách sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách không để tập trung đông người, gây ùn ứ, ách tắc trong thời gian dài.

Việc doanh nghiệp du lịch kết nối với các địa phương tổ chức tour du Xuân nhưng vẫn đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 đã thu hút một lượng lớn du khách. Đây là một tín hiệu khởi đầu tốt đẹp cho ngành du lịch hồi phục, phát triển.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

Để Nghị quyết 57 sớm vào cuộc sống

22/01/2025 | 17:34

Kinhtedothi - Để đưa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) vào cuộc sống, việc cần ưu tiên trước hết là hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư cho khoa học công nghệ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không tiền mặt

22/01/2025 | 10:38

Kinhtedothi - Sự phát triển không ngừng của các hình thức, phương tiện thanh toán mới, thanh toán trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động… ngày càng phổ biến. Song song với đó các ngân hàng cũng đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người.

Thị trường PC khởi sắc trở lại

Thị trường PC khởi sắc trở lại

22/01/2025 | 09:30

Kinhtedothi - Theo báo cáo của công ty Counterpoint Research, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu trong quý IV/2024 tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số PC cả năm đạt 253 triệu chiếc (tăng 2,6% so với năm trước).

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ