Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mộ táng Sa Huỳnh ở miền núi Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Di tích mộ táng vùng lòng hồ Nước Trong (tỉnh Quảng Ngãi) đã bổ sung một loại hình văn hóa Sa Huỳnh miền núi trong bản đồ khảo cổ học tiền sử Việt Nam.

Chiều 25/10, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội thảo "Báo cáo tổng kết dự án chỉnh lý kết quả khai quật khảo cổ tại khu vực mặt bằng xây dựng công trình hồ chứa nước Nước Trong". Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khảo cổ.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường - Hội khảo cổ học Việt Nam cho rằng, trong các cuộc khai quật khảo cổ ở Việt Nam, từ xưa tới nay, khi phát hiện mộ táng thường nghiên cứu, chụp ảnh ngay trên hiện trường, dỡ mộ đưa về các cơ quan nghiên cứu rồi chuyển lại bảo tàng ở địa phương. Chỉ đến di chỉ khảo cổ học Nước Trong (Quảng Ngãi), việc bó thạch cao và chuyển khoảng 100 ngôi mộ về bảo tàng để nghiên cứu mới được thực hiện.

“Việc làm này có lợi ích là nghiên cứu được sâu hơn và có điều kiện để gia cố, giữ lại trưng bày các ngôi mộ đẹp có ý nghĩa khoa học. Có lẽ đây là kinh nghiệm đối với những cuộc khai quật sau này, đặc biệt với các mộ chum trong nền văn hóa Sa Huỳnh” - PGS.TS Nguyễn Lân Cường nói.

Các di vật được phục dựng.

Theo TS Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi, các di tích mộ táng vùng lòng hồ Nước Trong sau xử lý có một số đặc điểm khác biệt. “Các di tích được bảo tồn tối đa mức độ nguyên trạng, liên kết với nhau bằng đất sét nguyên gốc, luôn đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm dao động trong khoảng 18- 25 độ C” - TS Đoàn Ngọc Khôi thông tin.

Theo các nhà nghiên cứu, di tích mộ táng vùng lòng hồ Nước Trong đã bổ sung một loại hình văn hóa Sa Huỳnh miền núi trong bản đồ khảo cổ học tiền sử Việt Nam. Đồng thời khẳng định, văn hóa Sa Huỳnh miền núi Quảng Ngãi có vị trí quan trọng trong tiền sử Việt Nam, một cầu nối giữa tiền sử Tây Nguyên với đồng bằng biển - đảo. Đặc biệt, hệ thống mộ táng vùng lòng hồ Nước Trong góp thêm tư liệu phác thảo diện mạo văn hóa, xã hội cư dân tiền sử Quảng Ngãi.

Sở VHTT&DL Quảng Ngãi cho rằng, hội thảo lần này nhằm thảo luận, đề xuất phương án thực hiện chỉnh lý khối lượng di tích, di vật còn lại của kết quả khai quật khảo cổ tại khu vực mặt bằng xây dựng công trình hồ chứa nước Nước Trong; đề xuất phương án bảo vệ và trưng bày các di vật khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh sau khi chỉnh lý, cũng như giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di vật khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh vùng núi Quảng Ngãi nói riêng, văn hóa Sa Huỳnh tại Quảng Ngãi nói chung.

Quảng Ngãi sở hữu những di chỉ khảo cổ và nhiều nghiên cứu quan trọng về nền văn hóa Sa Huỳnh. Gần đây, các chuyên gia trong và ngoài nước còn có những nhận định mới về không gian văn hóa Sa Huỳnh. Theo đó, tại Quảng Ngãi, không gian văn hóa này phát triển theo trục Bắc – Nam, Đông – Tây, phân bố rộng từ huyện Bình Sơn đến thị xã Đức Phổ, từ phía tây huyện Trà Bồng (Tây Trà cũ) đến đảo Lý Sơn, phân chia thành 2 đặc trưng chính: Văn hóa Sa Huỳnh miền núi và văn hóa Sa Huỳnh ven biển, hải đảo.

Trong chương trình giải phóng vùng lòng hồ thủy lợi Nước Trong giai đoạn 2009 - 2012, Sở VHTT&DL Quảng Ngãi phối hợp với một số chuyên gia khảo cổ học đã khai quật nhiều di tích ở 2 phía tây huyện Trà Bồng và huyện Sơn Hà. Qua đó, phát hiện được các di tích cư trú, di tích mộ táng, thu được các di vật như đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, đồ thủy tinh và đồ gốm từ 3.500 năm trước đến một vài thế kỷ sau Công nguyên.

Các di vật mộ táng từ lòng hồ Nước Trong.

Năm 2021 - 2022, dự án “Chỉnh lý kết quả khai quật khảo cổ tại khu vực mặt bằng xây dựng công trình hồ chứa nước Nước Trong” được triển khai thực hiện. Kết quả có 24 mộ táng được chỉnh lý và phục dựng, bảo quản; phục dựng 80 đồ gốm tùy táng bao gồm nồi, bình, bát, hũ; xử lý bảo quản 10 di vật chất liệu đồng, sắt trong mộ táng; 200 bản dập hoa văn trên các hiện vật gốm; phân tích đồng vị carbon 5 mẫu; phân tích thạch học gốm 20 mẫu...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ