Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong:

Mong muốn vùng dân tộc thiểu số có làng du lịch nổi tiếng thế giới

Kinhtedothi - Chiều 4/11, Thành uỷ - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Gặp mặt đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024.

Dự buổi gặp mặt có Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền và 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt của lãnh đạo TP Hà Nội và 50 đại biểu.

Thông tin tại buổi gặp mặt, Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết: được sự đồng ý của Thường trực Thành uỷ, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV diễn ra trong 2 ngày 4 và 5/11/2024. Tham dự Đại hội có 500 đại biểu, trong đó có 250 đại biểu chính thức là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô.

Thực hiện chương trình hoạt động của Đại hội, sáng nay (4/11), các đại biểu đã thành kính dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn. Đầu giờ chiều nay, Đại hội đã tiến hành phiên trù bị.

Cũng theo Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân, trong những năm qua, cùng với việc chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương, TP Hà Nội đã đặc biệt quan tâm đề ra nhiều chủ trương, giải pháp, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, dành nguồn lực lớn để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô. Nhờ đó, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao.

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu dân tộc thiểu số bày tỏ sự xúc động với sự quan tâm của TP Hà Nội. Các đại biểu đã chia sẻ, làm rõ thêm những thay đổi tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô trong giai đoạn qua. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất TP Hà Nội tiếp tục quan tâm, đầu tư để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô.

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn Thủ đô luôn được Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội quan tâm chỉ đạo; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng TP Hà Nội luôn dành nguồn lực thích đáng để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kết quả đến nay là rất tích cực; công tác dân tộc của Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật và khả năng cao sẽ hoàn thành sớm trước 5 năm kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

“Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của TP đã có sự thay đổi rõ rệt. Giờ đây gần như không còn khoảng cánh giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với vùng đồng bằng…” - Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định.

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng nhấn mạnh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã và đang tự tin để hội nhập, để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng dựa trên nguồn tài nguyên của chính dân tộc mình. Dù mới chỉ dừng ở những điểm sáng, nhưng đây là tín hiệu đáng mừng.

Lãnh đạo TP Hà Nội tặng quà cho 50 đại biểu tại buổi gặp mặt.

Trong thời gian tới, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong đề nghị Ban Dân tộc, các sở ngành, địa phương và cộng đồng các dân tộc thiểu số cần phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương, tham mưu xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đặc thù của TP, hỗ trợ phát triển sản xuất để đồng bào tự vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Trong định hướng phát triển Hà Nội có 5 trụ cột, trong đó có trụ cột: Hà Nội phát triển dựa trên nguồn lực con người, nguồn lực văn hoá. Do đó bên cạnh khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hoá, cần coi những đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là tài sản chung, từ đó tuyên truyền, quảng bá, khai thác như một nguồn lực, để vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá.

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn và đề nghị Ban Dân tộc nghiên cứu, phát triển những mô hình làng du lịch nổi tiếng thế giới, giống như làng du lịch Thái Hải (Thái Nguyên); có định hướng đầu tư phát triển những làng hạnh phúc ở vùng dân tộc thiểu số trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, để vừa phát triển được sinh kế, vừa gìn giữ, phát huy và quảng bá nét văn hoá truyền thống ra cả nước và thậm chí là cả thế giới.

Nhấn mạnh dư địa và tiềm năng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất lớn, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn đồng bào tiếp tục phát huy để khai thác hiệu quả hơn nữa, để đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp ngày càng tích cực hơn đối với sự phát triển chung của Thủ đô.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ