Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức không chấp hành kỷ luật, kỷ cương

Kinhtedothi-Bên cạnh những kết quả đạt được, kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ một số nơi chưa thực sự nghiêm. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thậm chí vi phạm pháp luật, dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.

Đây là ghi nhận từ phim phóng sự của Thường trực HĐND TP Hà Nội mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 3/7, tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP khóa XVI.

Theo báo cáo, mặc dù UBND TP, Ban Chỉ đạo của TP đã ban hành nhiều kế hoạch để khắc phục chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhưng có những chỉ số bị tụt lùi nhiều bậc so với năm trước. Có 5 trong 10 chỉ số thành phần của Hà Nội trong PCI 2023 giảm so với 2022 là: "Tiếp cận đất đai", "Tính minh bạch", "Cạnh tranh bình đẳng", "Đào tạo lao động" và "Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự".

Vẫn còn một số hồ sơ giải quyết TTHC để xảy ra quá hạn, kết quả giải quyết một số hồ sơ TTHC chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Việc thành lập và hoạt động doanh nghiệp, tổng trong 3 năm chậm hơn 16.000 hồ sơ; cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tổng 3 năm chậm hơn 1.700 hồ sơ; TTHC lĩnh vực đất đai, tổng 3 năm chậm hơn 300 hồ sơ.

Trong khi đó, Cổng dịch vụ công TP và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của TP đang vận hành trong giai đoạn đầu, còn xuất hiện nhiều lỗi kỹ thuật, gây khó khăn cho các đơn vị trong thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC. Một số sở ngành chậm nghiên cứu, tham mưu ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức đơn giá nên còn thiếu căn cứ để triển khai một số nhiệm vụ. Một số cơ quan, đơn vị có phạm vi chức năng, nhiệm vụ lớn, song số lượng quy trình giải quyết công việc hành chính nội bộ được xây dựng và ban hành còn quá ít, chưa ban hành đầy đủ các quy trình để thực hiện.

Các đại biểu HĐND TP tham gia chất vấn

Từ những hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính dẫn đến tiến độ triển khai các công trình trọng điểm và các dự án thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn cũng bị chậm. Có thể kể đến một số dự án như: dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai dài 21,7km, hiện mới giải ngân 7,1% kế hoạch vốn. Theo kế hoạch quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ phải bàn giao 100% mặt bằng để thi công dự án, nhưng đến nay mới được 40%-70%. Dự án Bảo tồn khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu có tổng mức đầu tư hơn 792 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2022-2025, nhưng đến tháng 5/2024 mới trình phương án kiến trúc và chưa rõ thời điểm triển khai...

Bên cạnh đó, trên địa bàn còn nhiều dự án, công trình của thành phố nằm trong kế hoạch đầu tư công, nhưng tiến độ triển khai vẫn rất chậm như dự án Nhà máy Xử lý rác thải Châu Can tại huyện Phú Xuyên và Nhà máy Xử lý rác thải Núi Thoong tại huyện Chương Mỹ...

Cùng với đó, nhiều tài sản công được HĐND TP kiến nghị xử lý nhưng đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, cụ thể: Nhà số 35 Điện Biên Phủ, nhà chuyên dùng 281 Đội Cấn... Những nội dung này đã được HĐND TP chất vấn vào tháng 7/2022, nhưng sau phiên chất vấn, các công trình không những chưa bị xử lý, mà còn được cải tạo, chỉnh trang to đẹp hơn…

Ngoài ra, có nhiều dự án vốn ngoài ngân sách còn chậm triển khai như: Dự án tòa nhà đa năng 131 Thái Hà, quận Đống Đa do Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng và Công ty CP Kinh doanh và Xây dựng làm chủ đầu tư, khởi công năm 2008 trên khu đất có diện tích hơn 6.700m2, nhưng đến nay công trình vẫn đang tạm dừng.

Cùng với những kết quả đạt được của TP trong thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP thời gian qua thì trong công tác này cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”.

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thậm chí vi phạm pháp luật. Tâm lý, hành vi này rất cần được chấn chỉnh, để xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển.

Những hạn chế, tồn tại trên được Thường trực HĐND TP cung cấp để các đại biểu HĐND TP có thêm thông tin đặt câu hỏi chất vấn, làm rõ những vấn đề cần quan tâm để phiên chất vấn đạt kết quả, góp phần tạo chuyển biến tích cực.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

17/01/2025 | 09:20

Chia sẻ về mô hình giải quyết thủ tục hành chính “Phục vụ Nhân dân- vui Xuân đón Tết”, Trưởng Phòng Tư pháp Quận Hai Bà Trưng cho hay, dù rất vất vả nhưng trước sự ủng hộ, hài lòng của người dân từ dịp Tết năm ngoái, cán bộ công chức xác định tiếp tục không ngừng cố gắng...

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

09/01/2025 | 07:27

Kinhtedothi-Tròn 1 tuần từ khi hoạt động bộ máy chính quyền sau sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), các phường mới tại Quận Hai Bà Trưng phải giải quyết khối lượng công việc lớn hơn nhiều do số dân tăng cao, song thực tế chưa ghi nhận bất kỳ phản ánh hay phàn nàn, bức xúc của người dân...

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ