Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một lần "nói hết" của Tổng thống Nga Putin

Kinhtedothi - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/10 đã phủ nhận bất kỳ ý định sử dụng vũ khí hạt nhân nào ở Ukraine, nhưng mô tả cuộc xung đột ở đó là một phần trong những nỗ lực của phương Tây nhằm đảm bảo sự thống trị toàn cầu của họ.

Phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai hôm 27/10, ông Putin cho rằng việc Nga tấn công Ukraine bằng vũ khí hạt nhân là vô nghĩa. "Chúng tôi thấy không cần thiết phải làm như vậy. Không có ích lợi gì về điều đó, không cho mục tiêu chính trị hay quân sự" - nhà lãnh đạo Nga khẳng định.

Ông Putin cho biết lời cảnh báo trước đó về việc Moscow sẵn sàng sử dụng "mọi phương tiện sẵn có để bảo vệ nước Nga" không phải là lời đe dọa hạt nhân, mà chỉ là phản ứng trước những tuyên bố của phương Tây về việc họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ông đặc biệt đề cập đến lời cựu Thủ tướng Anh Liz Truss nói vào tháng 8 năm nay rằng bà sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu trở thành nhà lãnh đạo của Anh - một nhận xét mà ông nói rằng đã khiến Điện Kremlin lo lắng.

Cũng trong bài phát biểu trước các chuyên gia chính sách đối ngoại quốc tế, Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ và đồng minh đang cố gắng áp đặt các quy tắc của mình lên các quốc gia khác nhằm mục đích thống trị. Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố, các chính sách của phương Tây sẽ gây ra nhiều hỗn loạn hơn, và cảnh báo rằng "ai gieo gió sẽ gặt bão".

Dù không đưa ra bằng chứng cụ thể, Tổng thống Putin lặp lại cáo buộc của Moscow rằng Ukraine đang âm mưu thực hiện một cuộc tấn công liên quan đến "bom bẩn" mà nước này sẽ cố gắng đổ lỗi cho Nga.

Ukraine và các đồng minh phương Tây đã bác bỏ tuyên bố này. Kiev cho rằng Nga có thể đưa ra cáo buộc vô căn cứ để làm vỏ bọc cho âm mưu kích nổ một quả "bom bẩn". Nhưng hôm 27/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói với báo giới rằng Mỹ vẫn chưa nhận thấy bất cứ điều gì cho thấy Moscow đã quyết định sử dụng "bom bẩn".

Ông Putin cho biết đích thân ông đã ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu gọi điện cho những người đồng cấp nước ngoài để nói với họ về âm mưu "bom bẩn" có chủ đích. Ông khẳng định rằng Nga biết các cơ sở của Ukraine đang chuẩn bị làm như thế.

Ông Putin cũng bày tỏ sự khó hiểu về chính sách của Washington đối với Trung Quốc, lưu ý rằng căng thẳng bắt nguồn từ chuyến thăm Đài Loan gần đây của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, diễn ra trong bối cảnh Mỹ - Nga đang đối đầu ở Ukraine.

"Tại sao lại phải làm hỏng quan hệ với Trung Quốc cùng lúc như vậy? Nó dường như trái với logic và lẽ thường. Nó trông giống như những cơn thịnh nộ" - Tổng thống Putin nói.

Ông chủ Điện Kremlin ca ngợi mối quan hệ Nga - Trung Quốc, nhưng cho biết ông đã không cảnh báo bất cứ điều gì cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về ý định đưa quân vào Ukraine trong chuyến thăm Bắc Kinh vài ngày trước khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt.

Khi được hỏi về lời đe dọa của Washinton sẽ đánh giá lại mối quan hệ với Ả Rập Saudi sau động thái cắt giảm sản lượng dầu của liên minh OPEC+ do Riyadh dẫn đầu, Tổng thống Putin nói rằng Thái tử Mohammed bin Salman đang hành động vì lợi ích quốc gia của chính Ả Rập Saudi và nhu cầu ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu. 

"Họ (Mỹ) cần phải tôn trọng Thái tử và Ả Rập Saudi, và họ sẽ được đáp lại một cách tử tế" - nhà lãnh đạo Nga.

Ông Putin tái khẳng định tuyên bố lâu nay của mình rằng người Nga và người Ukraine là một phần của một dân tộc duy nhất, và một lần nữa chỉ trích Ukraine là một "quốc gia giả lập" đã nhận các vùng đất lịch sử của Nga từ thời Liên Xô cũ. Trong bối cảnh đó, ông thừa nhận rằng giao tranh ở Ukraine thực chất giống như "một cuộc nội chiến".

Tổng thống Nga phủ nhận việc đánh giá thấp khả năng chống trả của Ukraine, và khẳng định rằng hoạt động quân sự đặc biệt của Moscow đã diễn ra theo kế hoạch. Ông Putin cũng thừa nhận những thách thức do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra, nhưng cho rằng người Nga đã chứng tỏ khả năng chịu đựng trước sức ép của nước ngoài và trở nên đoàn kết hơn.

Mỹ tính trả đũa OPEC vì "giúp ông Putin"?

Mỹ tính trả đũa OPEC vì "giúp ông Putin"?

Ông Putin nêu đích danh thủ phạm đánh bom cầu Crimea

Ông Putin nêu đích danh thủ phạm đánh bom cầu Crimea

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ